Bất kỳ bà bầu nào cũng biết rằng khám thai định kỳ vô cùng quan trọmg.
Sau khi mang thai, để đảm bảo thai nhi trong bụng phát triển và tăng trưởng khỏe mạnh, mẹ sẽ không giờ bỏ lỡ bất kỳ lần khám thai nào. Tuy nhiên theo các bác sĩ sản khoa, có 4 lần khám thai thật sự vô bổ, mẹ nên để dành tiền để dành cho những lần khám thai thực sự quan trọng hơn. Dưới đây là những lần khám thai thật sự có cũng được, nhưng không có cũng chẳng sao:
3 điều quan trọng mẹ bầu lưu ý khi khám thai định kỳ trong mùa dịch để đảm bảo an toàn cho mẹ và con
1. Kiểm tra di truyền khả năng chuyển hóa folate
Việc kiểm tra này nhằm kiểm tra sự hấp thụ và sử dụng axit folic của bà mẹ mang thai, để sàng lọc xem đó có phải là nhóm nguy cơ cao thiếu axit folic hay không và có cần bổ sung thêm thuốc hay không.
Như chúng ta đã biết, việc bổ sung axit folic có liên quan đến sự phát triển ống thần kinh của thai nhi, do đó nên kiên quyết uống 0,4mg mỗi ngày trong suốt thời kỳ mang thai. Nhưng nhìn chung những bà mẹ bị rối loạn chuyển hóa axit folic thường là đã từng có tiền sử sẩy thai hoặc thai bị dị tật ống thần kinh, trong trường hợp này cần kiểm tra thêm hạng mục này, nếu không thì không cần làm gì cả.
2. Phân tích dinh dưỡng bà bầu
Mục đích của việc kiểm tra này là để hiểu loại, số lượng và các yếu tố dinh dưỡng trong lượng thức ăn hàng ngày của mẹ bầu và xem loại thức ăn nào đã ăn quá ít. Việc kiểm tra này thường được sử dụng để kiểm tra một số mẹ bầu bị suy dinh dưỡng rõ ràng. Đối với các bà mẹ khỏe mạnh khác thì không cần thiết vì nó là lần khám thai vô bổ, không có ích cho bà mẹ khỏe mạnh.
3. Kiểm tra mật độ xương
Xét nghiệm này nhằm phát hiện mật độ của xương qua máy đo mật độ xương, nếu giá trị trên -2,5 chứng tỏ bị loãng xương.
Nhưng đối với phụ nữ mang thai, không phụ thuộc vào giá trị mật độ xương, nên bổ sung 1000 mg canxi trong tam cá nguyệt đầu tiên, 1200 mg canxi trong tam cá nguyệt thứ hai và 1500 mg canxi trong tam cá nguyệt thứ ba.
Nó có thể được bổ sung bằng thức ăn, hoặc có thể dùng sữa hoặc viên canxi để đạt được nhu cầu hàng ngày mà không cần đo mật độ xương.
4. Kiểm tra nguyên tố vi lượng trong cơ thể
Việc kiểm tra này được thực hiện bằng cách lấy huyết thanh của các bà mẹ mang thai để giám định nguyên tố vi lượng, tuy nhiên hiện chỉ có 18 nguyên tố vi lượng trong cơ thể người được xác định là liên quan đến sức khỏe.
4 lần khám thai trên thực sự không cần thiết, và cũng có 4 lần khám thai thực sự quan trọng mà mẹ tuyệt đối không nên bỏ qua trong thai kỳ:
1. Siêu âm đầu thai kỳ (trong vòng 2 tháng đầu)
Thực hiện siêu âm ở giai đoạn đầu của thai kỳ có thể xác định được thai đã vào tử cung chưa, nhịp tim thai phát triển chưa, sức khỏe mẹ bầu có bình thường hay không, có thể tính được ngày dự sinh và tuần thai để tiện theo dõi.
2. Tầm soát Down (14-20 tuần)
Phân tích sự phát triển của thai nhi thông qua huyết thanh của mẹ bầu, cộng với tuổi và tuổi thai của mẹ bầu để xác định thai nhi có bị Down hay mắc các dị tật khác hay không, với tỷ lệ chính xác là 70%. .
Nếu xét nghiệm có nguy cơ cao, bác sĩ sẽ yêu cầu chọc hút một dịch ối khác hoặc xét nghiệm DNA không xâm lấn để xác định chẩn đoán.
3. Khám siêu âm Doppler màu bốn chiều (20-24 tuần)
Việc kiểm tra này được thực hiện bởi các bác sĩ sử dụng công nghệ hình ảnh siêu âm Doppler màu bốn chiều để quan sát kỹ lưỡng các bộ phận, chi, thân, hệ tiêu hóa của thai nhi xem có dị tật hay không, tỷ lệ chính xác là 95%, đây là lần kiểm tra quan trọng nhất trong thai kỳ.
4. Theo dõi nhịp tim của thai nhi (30 tuần trước khi sinh)
Việc kiểm tra này là bắt buộc đối với mỗi lần khám thai trong tam cá nguyệt thứ 3. Bác sĩ có thể nắm bắt rõ sự phát triển và tăng trưởng của thai nhi trong tử cung thông qua máy đo nhịp tim thai, từ đó có biện pháp tương ứng kịp thời.
Trên đây là 4 lần khám thai vô ích và 4 lần khám thai quan trọng trong thai kỳ, mẹ đừng nhớ nhầm mà tội con nhé.
Bài và ảnh tổng hợp từ Sohu