Những câu chuyện giáo dục tuy ngắn gọn nhưng gợi nhắc những giá trị quý báu để mỗi gia đình tìm được hướng đi cho mình, răn dạy con cái trở nên tốt đẹp hơn mỗi ngày.

Giai đoạn bình thường mới theo cách gọi của thời đại sau kỳ nghỉ dài bất đắc dĩ giúp chúng ta có thêm thời gian để suy ngẫm về nhiều điều, trong đó có giá trị cốt lõi của gia đình.

Thật tốt nếu gia đình nào đang duy trì thói quen kể chuyện cho con nghe mỗi ngày. Còn nếu chưa kịp làm điều này, thì hôm nay bắt đầu những câu chuyện giáo dục vẫn chưa muộn mẹ nhé.

hình ảnh

Ảnh minh họa.  Nguồn: Internet

Hãy bắt đầu bằng một vài câu chuyện ngắn khi rảnh rỗi, để kể chuyện cùng con, cho con học cách tự làm mình vui vẻ, giao tiếp với mọi người và lưu lại kỷ niệm.

Để hạnh phúc -> Câu chuyện thứ nhất: Nguyên liệu chính

Piggy bắt đầu học làm bánh, nhưng những chiếc bánh cậu làm ra lúc nào cũng không được ngon. Ai cũng trêu cậu là fan của hội ghét bếp. Cậu buồn dữ lắm. Cậu tìm hỏi gà trống, nhà thông thái của trang trại để được chỉ bảo. Gà trống nghe Piggy than phiền về chuyện làm bánh hỏng, chỉ hỏi cậu một câu: “Thế cậu dùng nguyên liệu gì để làm bánh?”. Piggy trả lời: “Cháu sợ lãng phí nên thường dùng những quả trứng nứt vỡ để làm”. Gà trống nghe xong liền đáp: “Vậy hỏng là đúng rồi cháu ạ. Chỉ những nguyên liệu tốt nhất mới có thể làm ra những chiếc bánh hảo hạng”.

Bài học rút ra: Thật vậy, chỉ có các thành phần tốt mới có thể làm nên sản phẩm tốt. Tương tự, chỉ có một tinh thần sảng khoái và một tâm hồn hạnh phúc mới có thể xây dựng được một gia đình hạnh phúc. Vì vậy, trước khi con hay bố mẹ bước vào nhà, chúng mình hãy sẵn lòng vứt bỏ tất cả những bực dọc, buồn phiền ở bên ngoài cánh cửa và mang vào nhà những khuôn mặt tươi cười. Nếu ai trong gia đình cũng làm được điều này thì hạnh phúc gia đình sẽ luôn đong đầy.

Để thấu hiểu nhau -> Câu chuyện thứ hai: Nghi kỵ

Một cuộc chiến khốc liệt nổ ra giữa sư tử và hổ. Cuối cùng, cả hai đều bị đánh bại, thương tích khắp mình mẩy. Lúc sắp trút hơi thở cuối cùng, sư tử quay ra thều thào với hổ: "Nếu không phải vì nhà ngươi muốn chiếm trang web của ta thì cả hai chúng ta sẽ không phải thảm bại và nhận cái kết bi thương thế này”. Hổ ngạc nhiên, cố chút hơi thở yếu ớt còn lại nói: "Ta chưa bao giờ nghĩ đến việc chiếm trang web của nhà ngươi, ta chỉ luôn nghĩ nhà ngươi lúc nào cũng muốn tấn công ta thôi".

Bài học rút ra: Tương tác, giao tiếp, chuyện trò, trao đổi lẫn nhau là yếu tố quan trọng trong việc duy trì hạnh phúc gia đình. Người nhà với nhau, con cái với cha mẹ không phải giấu giếm nhau sự gì. Một khi người này ghim bụng, người kia ghim lòng mà không chịu nói ra cho nhau hiểu thì đó là lúc gia đình đi vào ngõ cụt, bế tắc. Qua câu chuyện giáo dục trên, hãy nhớ dù cha mẹ hay con cái phải mở lòng giao tiếp với người thân trong gia đình nhiều hơn để thấu hiểu cho nhau, tránh được nhiều hiểu lầm và mâu thuẫn không cần thiết.

Để biết yêu thương -> Câu chuyện thứ ba: Bữa ăn thịnh soạn

Cừu con mời chó con ăn một bữa thịnh soạn. Nó chuẩn bị một bàn cỏ tươi ngon, xanh nõn để thiết đãi. Kết quả là chó con hầu như không ăn nổi đến miếng thứ hai và dừng đũa. Ít hôm sau, chó con lại mời cừu con một bữa ăn thịnh soạn. Chó con nghĩ bụng: “Mình không thể keo kiệt như cừu, phải đãi cậu ta một bữa ăn xa hoa nhất”. Nghĩ là làm, chó ta chuẩn bị cho cừu một khúc xương sườn nướng ú ụ, thơm phức. Nhưng khi vào bàn tiệc, cừu lại chỉ có thể ngồi nhìn mà không hề nuốt nổi một miếng nào.

Bài học rút ra: Chúng ta luôn cho rằng mình đúng, đứng trên quan điểm của mình để nhìn nhận và phán xét. Đừng làm vậy nữa. Việc áp đặt suy nghĩ của bản thân lên người khác và lên gia đình của mình trong mọi chuyện đó là sự bất công. Khi con hoặc bố mẹ gặp phải vấn đề, hãy đứng trên lập trường và tâm niệm của người khác để nghĩ, thấu hiểu và thông cảm. Có như vậy khúc mắc mới dễ dàng được tháo gỡ và hiềm khích sẽ không làm nảy sinh mâu thuẫn.  

Để tin tưởng lẫn nhau -> Câu chuyện thứ tư: Tin tưởng

Có hai con chim sống cùng nhau trên một ngọn cây. Con chim trống gom nhặt một tổ đầy các loại hạt cho chim mái để tích trữ. Năm ấy, thời tiết khô hanh, các loại hạt bị mất nước và teo nhỏ đi. Một tổ đầy hạt giờ chỉ bằng một nửa so với ban đầu. Con chim trống nghĩ là do chim mái đã lén lút ăn nó nên tức giận và đuổi chim mái ra khỏi tổ. Vài ngày sau, những cơn mưa kéo đến dai dẳng. Nhờ vậy không khí trở nên ẩm ướt. Bỗng chốc những loại hạt trong tổ nảy nở và phình to trở lại, chất đầy cả một tổ. Lúc này chim đực quay về thấy vậy nghĩ đến chuyện cũ hối hận muôn vàn: "Tôi đã sai rồi. Tôi đã đổ tội lỗi lên đầu người vô tội!".

Bài học rút ra: Câu chuyện giáo dục về sự tin tưởng cho ta thấy rằng đã là thành viên trong gia đình, con cái và cha mẹ đều phải tin tưởng lẫn nhau. Những gia đình đổ vỡ đều đã từng đứng trên sợi dây ngờ vực. Sự nghi ngờ, thiếu tin tưởng lẫn nhau trong một gia đình có thể sẽ phá hỏng hạnh phúc của gia đình vào một ngày không xa.