Tư thế ngồi cũng có thể ảnh hướng đến dáng vóc và sức khỏe của trẻ khi lớn lên, đó chính là lý do mẹ nên đặc biệt lưu ý vấn đề này.
Khi trẻ bắt đầu biết tự ngồi vững, mẹ nên đặc biệt chú ý đến những tư thế ngồi của bé vì trong giai đoạn này, nếu tình trạng ngồi không đúng cách kéo dài cũng có thể ảnh hưởng đến sức khỏe, dáng vóc của con trong tương lai. Nếu thấy con ngồi 3 tư thế sau đây, mẹ hãy ngay lập tức sửa cho con nhé.
Trẻ ngồi tư thế chữ W chậm tiếp thu, dễ mang tật, hỏng cột sống
Để con ngồi kiểu chữ W, mẹ hối không kịp khi bé lớn lên chân ngắn cong queo
Tư thế quỳ xổm
Rất nhiều trẻ thích ngồi ở tư thế quỳ xổm vì ngồi như vậy có thể chủ động kiểm soát khoảng không trước mặt và lấy những món đồ mình muốn dễ dàng hơn. Tuy nhiên tư thế này có thể khiến trọng lượng của cơ thể dồn lên phần bắp chân làm cho phần xương chân bị ảnh hưởng. Xương chân trẻ ngồi tư thế quỳ xổm trong thời gian dài thường bị cong vẹo, dáng vóc cũng không được thẳng rất mất thẩm mỹ. Ngoài ra, nếu thường xuyên ngồi tư thế quỳ xổm, trọng lượng cơ thể bé cũng sẽ có xu hướng dồn ra phía trước nhiều hơn làm tăng nguy cơ gù lưng.
(Ảnh minh họa)
Ngồi chữ W
Trẻ nhỏ vốn rất dẻo dai, vì thế, chúng thường ưa chuộng những kiểu ngồi tưởng rất khó nhằn như tướng ngồi chữ W mà không gặp bất lợi gì, thậm chí còn thấy vô cùng thoải mái. Dáng ngồi chữ W hoàn toàn không có lợi cho sự phát triển xương chân của trẻ, khiến xương chậu bị bành ra ngoài, khớp gối dễ bị tổn thương đồng thời chân sẽ bị bè ra, dáng đi cong như hình chữ X rất xấu xí, mất thẩm mỹ khiến con trẻ dễ bị tự ti khi lớn lên và tiếp xúc với mọi người xung quanh. Chưa hết, tư thế này đòi hỏi dồn lực toàn bộ lên phần hông và khớp gối, do đó cũng khiến trẻ có khả năng bị trật khớp hông cao hơn.
Ngồi gù lưng, cúi đầu
Ngồi không thẳng lưng, thường xuyên cúi đầu đề đọc truyện, chơi đồ chơi, nghịch điện thoại,… chính là một trong những nguyên nhân khiến đốt sống cổ bị cong vẹo. Khi đi, trẻ dễ bị rụt cổ, lưng không thẳng trông rất khó coi.
(Ảnh minh họa)
Trẻ nhỏ có bản năng rất tự nhiên, con thường tự ngồi hoặc làm những điều mình thích, chính vì thế, khi trẻ đến giai đoạn có thể tự ngồi vững (thường là 8 tháng), mẹ nên chú ý kỹ càng đến tư thế ngồi của con. Thời điểm trẻ mới tập ngồi, mẹ cần thường xuyên ở bên cạnh để hỗ trợ con, có thể dùng gối hoặc một miếng đệm để đỡ sau lưng bé, không nên để bé ngồi một tư thế quá lâu mà hãy khuyến khích con vận động, xoay trở các kiểu để tránh bị mỏi và giúp cơ thể dẻo dai hơn. Để trẻ tự ý thức và không hình thành thói quen ngồi những tư thế gây hại, các mẹ cần:
- Giải thích cho con hiểu về mặt hại của những tư thế ngồi sai khoa học khi trẻ đã đủ lớn
- Giúp trẻ phân biệt rõ ràng các tư thế ngồi đúng và sai, nên và không nên
- Thực sự kiên trì ở bên cạnh nhắc nhở con
- Không ngồi những tư thế không đúng trước mặt con
- Nếu đã cố gắng sửa đổi nhưng vẫn không thành công, mẹ có thể đưa bé đi thăm khám tại nững địa chỉ trị liệu uy tín để tìm ra hướng giải quyết vấn đề triệt để.
Một số tư thế ngồi đúng chuẩn, không ảnh hưởng đến hệ xương, dáng vóc mẹ có thể tham khảo và tập cho con như:
- Tư thế ngồi chữ V: Ngồi bệt xuống đất, hai chân duỗi thẳng thành hình chữ V
- Tư thế khoanh chân như ngồi thiền vừa tạo sự thoải mái vừa không gây hại cho trẻ
- Tư thế ngồi xếp chân com chụm thành vòng tròn hoặc ngồi thẳng duỗi chân đều an toàn cho sự phát triển của bé yêu.