Đưa tay xoa vào bụng đó là cách tương tác với con. Nhưng sự thật thì không phải xoa bụng lúc nào cũng tốt, nhất là với các bà mẹ nằm trong nhóm nguy cơ.

Khi mang thai, nhiều mẹ thích được chạm tay vào bụng bầu để cảm nhận được sự hiện diện của con. Thực tế và theo lời khuyên của các bác sĩ, tương tác với con thông qua cái chạm tay là điều cần thiết trong thai kỳ để kích thích giác quan và trí não của thai nhi. Bên cạnh đó còn là cách để mẹ kiểm tra hoạt động thai máy của con bằng xúc giác. Tuy nhiên, chỉ có thể chạm vào bụng chứ không xoa bụng, đồng thời hạn chế trong một vài trường hợp nhất định.

Theo các chuyên gia, mẹ không nên chạm vào bụng khi đã đến tam cá nguyệt thứ ba. Ngoài ra, các bà mẹ rơi vào 1 trong 3 trường hợp này cũng không nên chạm vào bụng bầu:

Nhau thai bám mặt trước

hình ảnh

Nếu rơi vào trường hợp nhau thai bám mặt trước, mẹ không nên xoa bụng bầu nhiều. Đây là vị trí nhau thai rất gần với cổ tử cung, được đánh giá là đặc biệt nguy hiểm. Nếu mẹ thường xuyên chạm vào bụng có thể kích thích tử cung co thắt, thai nhi di chuyển quá nhiều, ảnh hưởng đến sự ổn định của nhau thai và dễ dọa sinh non.

Dây rốn quấn quanh cổ thai nhi

Nếu thai nhi bị dây rốn quấn cổ vẫn có thể xem là trường hợp khá phổ biến trong thai kỳ. Trường hợp hai ngôi đầu và không quá nghiêm trọng ở mức 3-4 vòng thì chỉ trong thời gian ngắn bé có thể tự gỡ và mẹ có thể sinh nở trơn tru mà không phải lo ngại biến chứng. Tuy nhiên, nếu thai nhi bị dây rốn quấn quanh cổ trong hơn 2 tuần, nó có thể gây thiếu oxy và thai nhi sẽ vì đó mà gặp nguy.

Trong trường hợp này nếu không biết mà thường xuyên chạm vào bụng bầu như thể vỗ về con thì càng tăng thêm nguy hiểm. Vì vậy, nếu đã được bác sĩ cảnh báo thai bị dây rốn quấn cổ nguy hiểm thì nên hạn chế chạm vào bụng mẹ nhé.

Thai nhi đã chúc đầu vào xương chậu

Thông thường, khi đã qua 36 tuần, thai nhi sẽ chúc đầu xuống vào xương chậu để tâp dợt và chuẩn bị cho quá trình ra ngoài bụng mẹ qua đường sinh. Một số thai nhi sẽ chúc đầu sớm hơn một chút. Ngược lại, một số sẽ trì hoãn và kéo dài thời gian chúc đầu hơn. Nếu đã thấy áp lực, đau nhói ở vùng dưới, nghĩa là thai đã chúc đầu xuống.

Thai chúc đầu sớm và có khả năng chào đời sau đó 2 tuần thì việc mẹ chạm vào bụng bầu thường xuyên sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến chuyện sinh nở sau này.

Do đó, các bác sĩ khuyên mẹ không nên chạm bụng bầu thường xuyên khi đã đến tam cá nguyệt thứ ba, thời điểm mà không gian trong tử cung mẹ đã bị thu hẹp và thai đã lớn.