Có 3 nguyên tắc nếu mẹ làm tốt khi mang thai, con sinh không những thông minh mà còn ít quấy, dễ nuôi.

Hành vi và thói quen của mẹ bầu có tác động lớn đến sự phát triển và tính cách của em bé khi chào đời. Để thai nhi có thể phát triển khỏe mạnh, thông minh và có tính cách ổn định, dễ nuôi sau này, có 3 nguyên tắc mẹ cần làm tốt khi mang thai.

101 mẹo dân gian nuôi con dễ ăn, dễ ngủ từ trong trứng cho đến tuổi thôi nôi

hình ảnh

Nguyên tắc 1: Làm việc và nghỉ ngơi

Trước 1 tuổi, trẻ ngủ khoảng 20 giờ mỗi ngày. Khi lớn lên, thời gian ngủ của trẻ giảm dần. Cho đến khi 3 tuổi, thời gian ngủ giảm xuống còn khoảng 10 giờ mỗi ngày.

Một số bà mẹ nói rằng con cái của họ khác với những đứa trẻ khác. Bởi vì bé rất hay thức khuya và không chịu ngủ dù đã 12 giờ đêm. Những đứa trẻ này cũng hay quấy khóc, điều khiến mẹ cũng hao mòn sức khỏe vì con. 

Trên thực tế, vấn đề này lại liên quan đến chất lượng giấc ngủ của mẹ khi mang thai. Bởi vì nằm trung bụng mẹ 9 tháng, hành vi của mẹ sẽ ảnh hưởng lớn đến sự phát triển của bé.

Một số thói quen không chỉ liên quan đến sự phát triển của bé, mà còn liên quan đến sự phát triển tính cách của bé sau sinh. Chính vì vậy, nếu mẹ bầu thường thức khuya, gánh nặng về thể chất và tinh thần của người mẹ sẽ tăng lên. Vì các cơ quan không được nghỉ ngơi, em bé không thể cảm nhận được sự yên tĩnh và rất khó ngủ vào lúc này.

Theo thời gian, nó sẽ ảnh hưởng đến đồng hồ sinh học của thai nhi. Nếu em bé thường thức khuya trong bụng mẹ, sẽ rất khó để sửa nó trong một thời gian dài sau khi sinh. Vì vậy, để xây dựng cho bé một lịch trình ngay từ trong bụng mẹ, người mẹ phải tuân thủ nguyên tắc "ngủ sớm và dậy sớm".

hình ảnh

Nguyên tắc 2: Cảm xúc

Đây cũng là một trong những nguyên tắc mẹ bầu làm tốt giúp con chào đời thông minh, dễ nuôi. Mặc dù tính cách của bé bị ảnh hưởng bởi các gen và môi trường xung quanh. Nhưng việc rèn tính cách cho con từ trong thai kỳ cũng đóng một vai trò quan trọng đối với sự phát triển hành vi và thói quen của bé. Đặc biệt là trước khi bé lên 3 tuổi, ý thức chưa trưởng thành và chưa quen thế giới bên ngoài.

Nghiên cứu khoa học đã phát hiện ra rằng trạng thái tinh thần và cảm xúc của mẹ bầu sẽ không chỉ ảnh hưởng đến sự thèm ăn và năng lượng của mẹ mà còn ảnh hưởng đến việc cung cấp máu, nhịp thở của thai nhi.

Mẹ bầu có những cảm xúc tiêu cực như thường xuyên lo lắng, căng thẳng hoặc buồn bã, hoạt động thần kinh ở mức độ cao sẽ khiến cơ thể tiết nhiều hormone căng thẳng. Chúng sẽ nhanh chóng truyền đến thai nhi và khiến thai nhi bị bồn chồn. Loại kích thích xấu này thường xảy ra ở giai đoạn đầu thai kỳ có thể gây phát triển dị tật ở thai nhi như sứt môi và vòm miệng, bệnh tim bẩm sinh và tràn dịch não.

Các cơ quan của thai nhi về cơ bản ổn định trong 3 tháng cuối và 3 tháng giữa nhưng cảm xúc tiêu cực của người mẹ mang thai vẫn có tác động nhất định đến em bé. Nếu bị kích thích tinh thần lớn, hệ thống tuần hoàn và hệ tiêu hóa của thai nhi sẽ bị ảnh hưởng. Sự phát triển của thai nhi có thể bị trì hoãn. Kết quả, em bé có thể nhẹ cân khi sinh, không ổn định về cảm xúc, thích khóc và dễ tăng động sau này.

Do đó, nếu mẹ muốn thai nhi phát triển khỏe mạnh và có tính cách ổn định, mẹ bầu cũng nên chú ý đến cảm xúc của mình để cảm xúc của thai nhi có thể được điều chỉnh theo cảm xúc của mẹ.

Nguyên tắc 3: Não bộ

Để con thông minh hơn sau khi chào đời, bé cần được rèn trí não trong thời kỳ bào thai.

Nhìn chung thai nhi có 3 giai đoạn phát triển não bộ mạnh mẽ, miễn là mẹ nắm được 3 giai đoạn quan trọng này, sự phát triển não bộ của thai nhi sẽ được cải thiện.

Tháng thứ 3 là giai đoạn phát triển mạnh mẽ đầu tiên. Lần thứ 2 là vào tháng 4 và 5. Thời điểm này, mẹ có thể thực hiện thai giáo như hát ru, âu yếm bụng bầu, trò chuyện hoặc hát con nghe để giúp não bộ của bé phát triển tốt hơn. Tháng 6 và 7 là giai đoạn phát triển đỉnh cao thứ 3 của não bộ, về cơ bản đã có 14 tỷ tế bào não.

Nguồn: QQ