Dù mẹ ăn rất điều độ nhưng thai nhi vẫn được báo là vượt cân, mẹ có thể xem xét đến 3 nguyên nhân để dự phòng trước cho kỳ vượt cạn của mình.
Ngày nay các mẹ bầu được tiếp cận với mức sống cao và nhiều thông tin hơn nên rất chăm chút chế độ dinh dưỡng trong quá trình mang thai. Việc ăn quá nhiều dẫn đến thai nhi thừa cân là rất ít khi xảy ra, thậm chí còn có mẹ ăn theo cách khống chế cân nặng thai nhi để sinh thường suôn sẻ.
Vậy vì sao thai nhi vẫn bị thừa cân và có những mẹ sinh con ra đến 4, 5 kilogam hoặc hơn? Có 3 lý do khiến thai nhi to không phải do mẹ ăn quá nhiều, mẹ cần xem ngay để đề phòng trước các biến chứng thai kỳ, nhất là thai nhi vượt cân nặng gây khó sinh, nguy hiểm cho cả mẹ và con.
Cân nặng ảnh hưởng đến khả năng thụ thai, mẹ đang mong con kiểm soát mức tăng cân
Mẹ bầu bị béo phì
Theo các nghiên cứu thì các chị em bị béo phì sẽ thường ăn, hấp thu và tiêu hóa mạnh hơn các phụ nữ khác. Thai nhi của các mẹ béo phì cũng thường hấp thụ nhiều dưỡng chất dinh dưỡng hơn, điều này dẫn đến những đứa trẻ sinh ra rất to.
Mẹ bầu béo phí dễ dẫn đến thai nhi lớn, khó sinh. Ảnh: Sina
Để tránh vấn đề thai nhi to do mẹ béo phì xảy ra, tốt nhất mẹ nên kiểm soát cân nặng, giảm cân, tập thể dục để có được trọng lượng lý tưởng trước khi mang thai.
Quá nhiều nước ối trong bụng
Nước ối mẹ nhiều thường giúp thai nhi phát triển tốt, khỏe mạnh, nhiều không gian để con hoạt động hơn, các cơ quan được hình thành hoàn thiện hơn. Tuy nhiên nếu lượng nước ối trở nên quá nhiều, thai nhi phát triển sẽ khó kiểm soát, vượt hơn mức bình thường và gây ra tình trạng thai lớn.
Bị tiểu đường trước và trong thai kỳ
Những người mẹ từng có tiền sử bệnh tiểu đường trước khi mang thai sẽ có nguy cơ cao tiểu đường thai kỳ. Lúc này cơ thể mẹ có quá nhiều đường, đi vào nhau thai truyền đến con sẽ chuyển hóa thành protein, chất béo.
Thai nhi lúc này bị hấp thụ quá nhiều chất dinh dưỡng sẽ phát triển nhanh và to lớn hơn những thai nhi khác. Vì vậy, tiểu đường thai kỳ rất nguy hiểm đối với cả mẹ lẫn con, nhất là trong quá trình sinh nở. Lúc này mẹ nên theo dõi thật cẩn thận và chọn sinh mổ nếu khả năng sinh thường thành công thấp đi.
Mẹ có tiền sử tiểu đường hoặc tiểu đường thai kỳ đều có thể khiến thai nhi phát triển nhanh và to hơn bình thường. Ảnh: brightside
Những nguy hiểm khi thai nhi quá lớn
- Tăng nguy cơ mắc chứng loạn sản cho mẹ bầu
Một khi thai nhi quá lớn thì mẹ sinh thường hay sinh mổ cũng đều đau hơn mức đau bình thường và chịu nhiều vấn đề về sức khỏe. Nếu mẹ sinh thường, thai quá to sẽ khiến mẹ sinh khó hơn, mất sức hơn. Nếu mẹ sinh mổ, vết mổ của mẹ cần to hơn bình thường để lấy con ra an toàn, hồi phục sau sinh cũng sẽ lâu hơn.
- Con gặp nhiều ảnh hưởng
Dù trẻ sinh thường hay sinh mổ mà cân nặng quá lớn cũng có thể gặp nhiều vấn đề từ lúc sinh cho đến sau sinh. Trong lúc sinh do bị vướng vì thai lớn nên trẻ dễ ngạt do thiếu oxy, trẻ bị bác sĩ kéo ra khi hỗ trợ sinh khiến dễ tổn thương các phần trên cơ thể.
Trẻ sinh ra thừa cân trong quá trình lớn lên cũng gặp nhiều vấn đề về sức khỏe, dễ mắc bệnh, cơ thể phát triển yếu, dễ béo phù và nguy cơ mắc bệnh bạch cầu cao.
Biết được 3 nguyên nhân khiến thai nhi quá to, mẹ bầu nên khống chế mức cân nặng hợp lý từ trước khi mang thai. Trong thời kỳ mang thai mẹ nên có chế độ dinh dưỡng phù hợp. Những mẹ có vấn đề về tiểu đường, béo phì nên theo sát hướng dẫn của bác sĩ để đề phòng trước các vấn đề gây nguy hiểm cho mẹ và con.
Theo Sina