Ai cũng biết rằng giai đoạn trước sinh, việc khám thai định kỳ vô cùng quan trọng

Trong suốt hành trình đồng hành cùng con, mẹ phải trải qua nhiều lần khám thai theo lịch hẹn của bác sĩ. Đây là điều quan trọng không thể bỏ qua, giúp phát hiện nguy cơ dị tật thai nhi, bảo vệ con yêu, tìm ra các nguy cơ có thể xảy ra khi sinh nở và bác sĩ cũng có phương án hoặc tư vấn. Nhưng khi tình hình dịch bệnh có nhiều thay đổi như hiện nay, việc bà bầu đi khám thai định kỳ chắc chắn sẽ gặp rất nhiều trở ngại.

Giữa tình hình lây lan phức tạp, mẹ bầu học cách bảo vệ mình khi đi khám thai và sinh hoạt hàng ngày

1. Luôn đặt lịch hẹn trước khi đến khám

Việc đặt lịch hẹn hoặc cuộc gọi thông báo đến nơi khám thai giúp mẹ không phải chờ đợi lâu, hạn chế ít nhất thời gian phải lưu lại phòng khám. Ngoài ra, tốt nhất mẹ nên ghi sẵn các câu hỏi cần thiết trong giấy khi nhớ để buổi khám không kéo dài nhưng vẫn đảm bảo chất lượng.

hình ảnh

2. Luôn tự bảo vệ bản thân mình

Thực hiện đúng các yêu cầu về dịch tễ học, mẹ cũng cần trang bị khẩu trang đúng quy chuẩn, chuẩn bị sẵn nước rửa tay. Nếu quá nhạy cảm có thể dùng xà bông giấy đem theo. Nếu có người đi cùng thì nên là người khỏe mạnh và thực hiện đúng các yêu cầu về khoảng cách, đeo khẩu trang… Cách tốt nhất là khi đi khám thai thì nên đi xe nhà chứ không nên sử dụng các phương tiện công cộng nha mẹ.

3. Đề nghị bác sĩ giảm số lần khám nếu không cần thiết

Theo Tiến sĩ Sản khoa Ashley S. Roman đến từ NYU Langone Health, đối với một thai kỳ thường xuyên hoặc có nguy cơ thấp, chỉ nên có bốn cuộc hẹn gặp trực tiếp trong thời kỳ dịch bệnh. Các lượt khám thai được coi là thiết yếu bao gồm:

Cuộc hẹn đầu tiên để xác nhận mang thai và thực hiện các xét nghiệm cần thiết trong phòng thí nghiệm

Cuộc hen 20 tuần để kiểm tra siêu âm để đánh giá giải phẫu thai nhi

Cuộc hẹn 28 tuần để sàng lọc bệnh tiểu đường và tiêm phòng

Cuộc hẹn từ 36 đến 38 tuần để thử nghiệm strep nhóm B và kiểm tra vị trí của em bé để xác nhận em bé đã vào đúng tư thế sinh

Thông thường thì phụ nữ mang thai có nguy cơ cao sẽ được chỉ định siêu âm và theo dõi thường xuyên hơn. Số lần bạn cần đến, và khi nào, được xác định bởi bác sĩ và nhu cầu của bạn trong khi mang thai

hình ảnh

Hầu hết mẹ bầu khám thai định kỳ đều có chung nỗi lo lắng là không biết sinh con ở giai đoạn này tại bệnh viên có an toàn hay không. Câu trả lời là có. Nếu bạn không chắc chắn về các thủ tục, hãy liên hệ với bệnh viện mà bạn dự định sinh. Điều quan trọng là duy trì một cuộc đối thoại cởi mở với nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe chính của bạn xung quanh các tùy chọn sinh nở có sẵn để xem điều gì là phù hợp nhất với bạn. Nhiều bệnh viện cũng đã giới hạn số người có thể tham dự sinh nở.

Ngoài ra, để có một thai kỳ khỏa mạnh, ngoài chế độ dinh dưỡng thì mẹ phải thực hiện tất cả các biện pháp phòng ngừa được đề xuất bởi chính phủ và Tổ chức Y tế Thế giới để tránh nhiễm n.Covi bằng cách:

- Không ra ngoài nếu không thật sự cần thiết, càng ít người tiếp xúc với bạn, bạn càng ít có khả năng tiếp xúc với virus lây bệnh.

- Tránh các khu vực đông người - nếu bạn phải đi vào các khu vực công cộng vẫn cách người khác ít nhất hai mét.

- Tránh dùng phương tiện giao thông công cộng, nếu có thể.

- Rửa tay thường xuyên bằng xà phòng và nước trong ít nhất 20 giây.

- Tránh chạm tay vào mặt, đặc biệt là quanh miệng, mũi và vùng mắt.

- Nên che mũi và miệng bằng cách ho hoặc hắt hơi vào khuỷu tay uốn cong hoặc vào khăn giấy.

hình ảnh

Dẫu biết rằng chào đón con yêu trong giai đoạn này sẽ có rất nhiều khó khăn và mẹ sẽ không khỏi lo lắng. Tuy vậy bầu đi khám thai định kỳ là điều bắt buộc và ghi nhớ những điều trên, mẹ cũng sẽ an tâm phần nào.

Bài và ảnh tổng hợp từ NYU