Để chuẩn bị cho cuộc ‘vượt cạn”, thai phụ cần ghi nhớ 3 điều mẹ bầu không được làm trong lúc chuyển dạ để đảm bảo quá trình sinh nở diễn ra suôn sẻ nhé.
Tùy vào cơ địa mỗi người mà thời gian từ lúc chuyển dạ đến lúc sinh con là không giống nhau, có người đẻ nhanh trong vòng vài giờ nhưng trung bình, quá trình này mất từ 12 đến 16 giờ.
Một số dấu hiệu chuyển dạ mẹ cần để ý nhằm chuẩn bị tâm lý và “hành lý” thật tốt để đi đẻ:
- Các cơn co bóp tử cung (có thể kèm đau bụng) càng lúc càng nhiều, tăng dần về cường độ với tần số là 3 cơn co trong 10 phút, hoặc xảy ra cứ mỗi 5 – 10 phút, mỗi cơn co kéo dài trên 20 giây.
- Xuất hiện những cơn đau lưng nghiêm trọng.
- Có thể bị tiêu chảy hoặc ói mửa do cơ thể muốn “làm rỗng” mọi thứ trong dạ dày trước khi sinh.
- Ra huyết hoặc máu hồng
- Mở cổ tử cung (thường thai phụ sẽ được bác sĩ thông báo khi đi khám thai).
- Đầu ối xuất hiện do khi chuyển dạ, các cơn co tử cung dồn nước ối xuống dưới tạo thành đầu ối.
- Rò rỉ hoặc vỡ nước ối
- Thai nhi lấp ló ở cổ âm đạo
Dị tật tử cung một sừng, 'thủ phạm' gây vô sinh, sinh non, thai lưu và thai ngoài tử cung
Để cuộc “vượt cạn” diễn ra suôn sẻ, có 3 điều mẹ bầu nhất định không được làm trong lúc chuyển dạ
Để bụng đói vào phòng sinh
Với những trường hợp vỡ ối, thai nhi lấp ló cổ âm đạo, mẹ bầu cần đến bệnh viện ngay không nên chần chừ kẻo đẻ rớt dọc đường. Với mẹ được chỉ định sinh mổ, mẹ cần ăn uống trước mổ 6-8 tiếng để tránh việc thức ăn chưa tiêu hóa hết gây trào ngược trong quá trình sinh mổ, nguy hiểm tính mạng 2 mẹ con. Tuy nhiên, trong các trường hợp còn lại, mẹ nhớ phải ăn trước khi đi sinh và đem theo một ít thức ăn, thức uống dự phòng. Thời gian đau đẻ rất khó đoán trước, nhất là với các mẹ sinh con lần đầu. Nhiều mẹ nằm vật vã đến 2, 3 ngày mới đẻ. Vậy nên nếu không ăn uống, chuẩn bị sẵn năng lượng, mẹ sẽ rất dễ suy kiệt, dẫn đến không có sức để sinh con.
Nguồn ảnh: momnewsdaily
Vượt cạn "mồ côi"
Trong số 3 điều mẹ bầu nhất định không được làm trong lúc chuyển dạ, đi đẻ một mình là điều tuyệt đối phải tránh. Người ta thường bảo “gái chửa cửa mả” để cho thấy việc sinh nở chứa đựng nhiều rủi ro đối với sức khỏe thai phụ. Vậy nên, phụ nữ đi đẻ nhất định phải có chồng hoặc người thân bên cạnh. Không chỉ giúp ổn định về mặt tâm lý, quá trình sinh nở luôn cần sự có mặt của người thân để hỗ trợ. Đặc biệt là sau sinh, mẹ rất yếu nên bắt buộc phải có người chăm sóc hai mẹ con.
Tự ý dùng thuốc giảm đau
Mặc dù các cơn co thắt tử cung mang lại cảm giác đau đớn cho mẹ nhưng cơn đau chuyển dạ là cơn đau sinh lý, nhờ đó tử cung mới mềm dần, giãn nở để thuận tiện cho việc tống thai nhi ra ngoài. Do đó, nếu mẹ tự ý dùng thuốc giảm đau mà chưa có sự chỉ định của các bác sĩ thì sẽ gây nguy hiểm cho cả mẹ và thai nhi trong bụng.
Bên cạnh 3 điều mẹ bầu không được làm trong lúc chuyển dạ thì mẹ tuyệt đối không đi xa vào những tuần gần ngày dự sinh để tránh việc “vỡ chum” bất ngờ, phải sinh nở ở một bệnh viện xa lạ, nằm ngoài kế hoạch. Điều đó không chỉ ảnh hưởng đến tâm lý thai phụ mà còn có thể gây trở ngại cho nhân viên y tế trong trường hợp mẹ bầu quên mang theo sổ khám thai định kỳ. Dù sao việc chủ động chọn bệnh viện và bác sĩ đỡ đẻ (nhất là người thăm khám thường xuyên cho mẹ) vẫn sẽ có lợi hơn.cho quá trình “vượt cạn”.