Khi con ngã đập đầu, u sưng một cục lớn nhiều bố mẹ còn đùa vui rằng “Té nhiều cho mau lớn”. Nhưng không phải trường hợp nào cũng đều may mắn. Những di chứng để lại có thể ảnh hưởng cả đời.

Khi con biết chập chững đi là lúc bố mẹ không thể ngồi yên vì lúc nào cũng nơm nớp lo con té ngã đập đầu xuống đất. Dù có thể theo con suốt 24/24h nhưng chẳng bố mẹ nào đủ can đảm cam kết sẽ bảo vệ con an toàn 100%.

Thật vậy, chăm sóc một đứa trẻ không phải là nhiệm vụ dễ dàng, đặc biệt với những ai lần đầu làm mẹ. Đứa trẻ đang tuổi tò mò, không thể cứ ngồi yên mãi một chỗ. Chỉ cần mẹ quay đi một lát thì đã có thể ngay lập tức xảy ra chuyện. Bé có thể kéo ghế để với lấy món đồ nào đó trên cao và bị té ngã. Hoặc leo cầu thang và đập đầu.

Những lúc thấy con khóc ré lên, bố mẹ sốt ruột cứ chạy lại bế thốc con lên, ôm chặt vào lòng xoa dịu mong con có thể bớt đau đớn và bình tĩnh. Nhưng kết quả là con chỉ biết khóc nhiều hơn và dai dẳng thêm thôi.

Thực tế, nếu con té ngã đập đầu, ngay lập tức bố mẹ lại bế con lên có thể gây ra thương tích thứ hai cho con một cách rất đáng tiếc. Vì vậy, khi cha mẹ nếu thấy con té ngã xuống đất, trước tiên nên quan sát cẩn thận và làm theo 3 điều sau:

Xem cách em bé chạm đất

hình ảnh

Khi đứa trẻ rơi xuống đất, có 2 phần rõ rệt tiếp xúc là đầu và cơ thể. Trước khi bế trẻ lên để dỗ dành, cha mẹ phải quan sát kỹ lưỡng, xem phần cơ thể nào của trẻ bị va chạm. Nắm rõ điểm này để khi đến bệnh viện, chúng ta có thể cung cấp chính xác thông tin quan trọng cho bác sĩ để chạy đua kịp với khoảng thời gian vàng chẩn đoán và điều trị.

Xem con có thể di chuyển được không

Một số bé bị té ngã sẽ khóc vì đau đớn, nhưng các cử động cơ thể đã chậm lại rất nhiều, hoặc thậm chí bé không dám cử động. Điều đó có nghĩa là thương tích của trẻ ở mức độ nghiêm trọng nhất định. Trong một số trường hợp, nếu không biết cách sơ cứu ngay mà vội chạy lại di chuyển bé thì mọi việc có thể tồi tệ hơn rất nhiều. Vì vậy, nếu thấy chuyển động của con giảm đi, bé yếu dần thì cha mẹ nên gọi cấp cứu ngay, khoan vội đỡ con dậy.  

Xem con mình có khóc không

hình ảnh

Ảnh minh họa: new.qq

Sau khi ngã xuống đất, nếu con vẫn có thể khóc lớn và vùng vẫy bố mẹ có thể an tâm vì cú ngã không làm tổn thương đến dây thần kinh của bé. Nếu trẻ sau cú té ngã mà không khóc ngay cả khi cú ngã rất nặng và kèm theo biểu hiện đờ đẫn thì nghĩa là trẻ đang trải qua một cú sốc lớn hoặc tổn thương thần kinh. Tất nhiên, trong cả hai trường hợp, cha mẹ đều phải đưa con đến bệnh viện để kiểm tra. Sự chậm trễ lúc này sẽ rất nguy hiểm cho trẻ.

hình ảnh

Nên nhớ, khi con té ngã đập đầu, những bước điều trị của cha mẹ nếu sai lầm có thể gây ra thương tổn lần hai cho bé. Để tránh tai nạn té ngã ở trẻ nhỏ, bố mẹ nhớ các biện pháp bảo vệ sau:

Hàng rào: Quanh giường ngủ của con nên có rào chắn để bảo vệ để ngăn trẻ lăn ngã. Nếu mua ghế cho bé ngồi phải có tấm chắn phía trước và ghế phải đảm bảo thăng bằng để trẻ không trượt ngã.

Chiếu: Nếu bé đang trong giai đoạn chập chững biết đi, cha mẹ nên lót sàn dày trong phạm vi hoạt động của em bé. Điều này vừa chống trượt ngã vừa có thể như bộ đệm cản bớt các chấn thương khi có té ngã.  

Nói chung, khi con té ngã xuống đất, việc đầu tiên cha mẹ cần làm là giữ bình tĩnh vì có nhiều cú ngã thật sự không nguy hiểm. Nhưng nhất thiết phải quan sát để ý từ vị trí tiếp xúc đến cảm xúc, biểu hiện của con để nhanh chóng xử lý. Chỉ có trong bình tĩnh cha mẹ mới đưa ra được giải pháp đúng đắn để cứu con.