Các bố là người cố vấn hạnh phúc của con, hãy dành cho con thật nhiều thời gian, giúp con suy nghĩ tích cực khi đối mặt những khó khăn trong cuộc sống.

Tất cả các bậc cha mẹ đều hy vọng rằng con cái của họ luôn lạc quan và tự tin, có thể nhìn mọi thứ xung quanh với thái độ tích cực và có thể đứng dậy nhanh chóng sau khi gặp phải thất bại. Điều này rất quan trọng, quyết định hạnh phúc cuộc đời trẻ.

Đứa trẻ trong gia đình luôn được người lớn bảo vệ, che chở, sống trong ấm êm. Nhưng khi lớn hơn, ra ngoài xa hội, trẻ sẽ thấy rằng cuộc sống thực luôn đầy rẫy những khoảng cách và rào cản. Nếu không có được thái độ tích cực khi nhìn nhận mọi việc, trẻ sẽ dễ cảm thấy thất vọng, mệt mỏi.

Để dạy con có được sự tích cực này chúng ta sẽ cần bố hay mẹ? Tất nhiên là cần cả hai nhưng với các ông bố được xem là chỗ dựa tinh thần rất tốt cho con trẻ, hãy xung phong học ngay 3 cách bố dạy con có thái độ sống tích cực để các mẹ bất ngờ nhé!

Lần đầu con đi học, cha khóc như mưa, mẹ cười khì còn trêu 'đàn ông mà mít ướt'

1. Dạy con suy nghĩ tích cực qua bài học thực tế

Các ông bố phải học cách khuyến khích con cái luôn suy nghĩ theo hướng tích cực, dù con cái gặp phải những thất bại, cuối cùng vẫn có thể tìm cách giải quyết. Bố có thể dùng những câu chuyện thực trong đời bố để hướng dẫn con hoặc cùng nói về sự việc tồi tệ con đang gặp phải và trực tiếp giải quyết nó.

hình ảnh

Mỗi thời gian ở cạnh con đều hãy hướng tâm lý của con đến sự tích cực. Ảnh: Freepik

Bố đừng chỉ nói với con rằng “vui lên đi con, rồi sẽ không sao đâu”, điều này không hề giải quyết được sự lo lắng, hoang mang trong lòng của trẻ. Thay vào đó bố hãy nói “có bố đây rồi, chúng ta cùng nói về việc con đang lo lắng nào!”.

Dành thời gian để tìm ra cách đúng đắn giúp con tập thói quen suy nghĩ tích cực quan trọng hơn việc cứ nói con hãy tích cực lên nhưng không cùng con làm gì cả.

2. Giải quyết vấn đề cùng con một cách khéo léo

Khi trẻ gặp khó khăn trong việc tìm ra cách giải quyết vấn đề hoặc mọi việc đi theo chiều hướng không mong đợi, trẻ rất dễ nản lòng, xuống tinh thần và muốn bỏ mặc.

Lúc này trẻ không chỉ cần một người bố lắng nghe mà còn giúp trẻ tìm ra hướng giải quyết vấn đề. Nhưng bố nên nhớ kỹ không làm hộ con, thay con giải quyết êm đẹp tất cả.

Điều bố cần làm là cùng con phân tích vấn đề, tìm hiểu nguyên nhân và hướng dẫn con giải quyết mọi trở ngại. Điều này giúp con củng cố sự tự tin và chủ động hơn trong việc xử lý vấn đề của bản thân, cũng không có cảm giác ỷ lại vào bố. Con từ đó cũng tự học được rằng mọi thứ đều sẽ có hướng giải quyết khi chúng ta dùng cách tích cực để đối diện.

hình ảnh

Trẻ cần một người bố lắng nghe và hướng dẫn con giải quyết vấn đề. Ảnh: Freepik

3. Gia đình thương nhau truyền cho con năng lượng tích cực

Chỉ khi trẻ có một gia đình hạnh phúc thì trẻ mới hạnh phúc và tự tin hơn, sống một cuộc sống vui vẻ và tích cực hơn. Nhưng để có được gia đình hạnh phúc, bố cần xây dựng tình yêu thương trong gia đình với mẹ và con.

Những cuộc cãi vã của bố mẹ, việc bố mẹ luôn là những người ít nói, hay buồn, hay cáu gắt đều khiến trẻ cảm thấy không an toàn. Gia đình của bố mẹ như thế sẽ không hề có năng lượng tích cực để mà truyền lại cho con.

Để nuôi dạy một đứa trẻ thành người, bố mẹ không chỉ chú ý đến thành tích mà còn phải dạy con cách sống lạc quan trước mọi hoàn cảnh. Một khi con có trái tim mạnh mẽ, tương lai của con sẽ ngập tràn những điều mới mẻ và niềm vui.

Theo QQ