Dây rốn quấn cổ là hiện tượng nguy hiểm, có thể ảnh hưởng tới tính mạng thai nhi. Vậy làm sao thai nhi không bị dây rốn quấn cổ?
Dây rốn rất quan trọng đối với sự phát triển của thai nhi trong suốt thai kỳ. Dây rốn mang công dụng vận chuyển máu, oxy, và các chất dinh dưỡng vào cơ thể bé. Trong quá trình mang thai, mẹ bầu có thể gặp các vấn đề liên quan đến dây rốn, nổi bật là tình trạng dây rốn quấn cổ thai nhi. Đây là tình trạng có thể gặp phải trong bất cứ thời điểm nào của thai kỳ. Không phải trường hợp nào cũng gây nguy hiểm đến tính mang thai nhi, nhưng vẫn khiến các mẹ lo lắng nếu gặp phải tình trạng này.
Nguyên nhân dây rốn quấn cổ thai nhi
Trung bình dây rốn dài khoảng 50 – 60cm, trong thời gian mang thai mẹ sẽ cảm nhận được các bé cử động nhào lộn trong bụng. Điều này là nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng dây rốn quấn cổ. Thông thường, dây rốn được bảo vệ bởi một lớp sáp mềm, trơn để giúp dây rốn không bị thắt nút hay quấn quanh người bé. Nhưng nếu dây rốn không đủ trơn, sẽ dẫn đến việc dây rốn bị thắt nút hoặc quấn quanh cổ thai nhi khi bé chuyển động nhiều. Ngoài ra, một số nguyên nhân khác dẫn đến việc dây rốn quấn cổ thai nhi như mẹ có quá nhiều nước ối, mẹ mang đa thai, hoặc cấu trúc dây rốn kém.
Cách chữa dây rốn quấn cổ thai nhi
Khi nghe bác sĩ thông báo thai nhi bị dây rốn quấn cổ, hầu hết mọi mẹ bầu đều hoảng sợ và băn khoăn làm sao thai nhi không bị dây rốn quấn cổ? Thực tế, không phải tình trạng dây rốn quấn cổ nào cũng nguy hiểm, và bé có thể tự gỡ ra được. Nếu tình trạng nguy hiểm, bác sĩ sẽ có phương pháp ngăn chặn kịp thời.
Nhưng mẹ có thể chữa dây rốn quấn cổ bé bằng những cách sau:
- Phương pháp dân gian: Dân gian lưu truyền nhiều mẹo vặt để chữa tình trạng dây rốn quấn cổ thai nhi. Cách được nhiều người áp dụng nhất là mẹ bầu bò quanh giường theo ngược chiều kim đồng hồ, số vòng bò tương ứng với số vòng dây rốn quấn cổ bé. Khi thực hiện cách này, mẹ cần lưu ý không nên bò khi vừa ăn xong hay khi đang mệt. Không bò quá nhanh vì sẽ gây chóng mặt, ảnh hưởng tới cả mẹ bầu và thai nhi. Trong khi bò nếu thấy thai nhi cử động bất thường thì nên đến bệnh viện dể được thăm khám và phát hiện nguy hiểm ngay.
- Phương pháp hiện đại: Hiện nay khoa học hiện đại chưa tìm ra cách để chưa dây rốn quấn cổ bé, mà chỉ có thể cho bé tự gỡ. Để đảm bảo an toàn thì mẹ cần khám thai đúng lịch trình của bác sĩ, thường xuyên theo dõi thai máy. Khi đã biết bé bị dây rốn quấn cổ, mà mẹ cảm nhận bé đạp quá ít hoặc quá nhiều thì cần đến bệnh viện khám ngay lập tức.
Phòng ngừa dây rốn quấn cổ thai nhi
Theo khoa học thì chưa có cách nào để phòng ngừa được tình trạng dây rốn quấn cổ bé. Nhưng theo quan niệm dân gian, để phòng ngừa dây rốn quấn cổ thai nhi trong suốt thai kỳ. Theo đó, mẹ cần thực hiện theo các kiêng cữ sau:
- Không đeo trang sức nhiều vòng: Theo dân gian, việc đeo trang sức nhiều vòng là điềm báo không vui cho bé. Trang sức nhiều vòng dễ liên tưởng đến vòng quấn trên cổ thai nhi, nên bà bầu không nên đeo trang sức trong thai kỳ của mình.
- Kiêng bước qua võng và dây: Ông bà ta cho rằng, mẹ bầu bước qua võng hoặc bước qua dây thì thai nhi sẽ bị dây rốn quấn cổ. Vì vậy, trong quá trình mang thai, bà bầu tuyệt đối tránh việc này khi đi đứng.
Trên đây là chia sẻ chi tiết về vấn đề làm sao thai nhi không bị dây rốn quấn cổ? Hy vọng thông qua bài viết này, các mẹ bầu sẽ có thêm nhiều thông tin hữu ích, hạn chế được lo lắng khi gặp phải tình trạng này. Chúc các mẹ bầu có một thai kỳ khỏe mạnh, thai nhi phát triển toàn diện nhất.