Nên để đèn học bên nào khi con ngồi học mới đúng là thắc mắc của những phụ huynh có con bắt đầu vào độ tuổi đến trường. Để tìm ra đáp án cho câu hỏi này, bạn đừng bỏ qua bài viết sau đây.

Nên để đèn học bên nào để cung cấp ánh sáng đầy đủ cho con học tập

Nên để đèn học bên nào là câu hỏi của không ít người. Đối với đa số người thuận tay phải, cầm bút bên phải nên nếu để đèn học cùng bên sẽ thấy đổ bóng gây tối, giảm khả năng nhìn. Vậy nên đèn học luôn được đặt bên trái để hạn chế bóng đổ, và cũng thuận tay hơn cho người dùng.

Nên để đèn học bên nào

(Nguồn ảnh Freepik)

Bên cạnh đó, khi đặt đèn trên bàn, bố mẹ cần tránh phạm vi góc 45⁰ trước mặt, tránh để ánh sáng của đèn chiếu thẳng vào chỗ ngồi sẽ gây chói lóa mắt.

Không nên chỉ dùng đèn bàn mà tắt các đèn khác trong phòng vì khi đó mắt sẽ tập trung vào một nguồn sáng cố định và duy nhất, sẽ gây nhức mắt, mỏi mắt và giảm tập trung, gây buồn ngủ.

>> Có thể bạn quan tâm: Kinh nghiệm mua đèn học cho con: 3 điều quan trọng không nên bỏ qua

Cần chú ý gì khi chọn mua đèn học cho con

Bạn đã biết nên để đèn học bên nào, sau đây là những lưu ý để sử dụng thiết bị này đúng cách. Đầu tiên là cách chọn đèn phù hợp với nhu cầu. Hiện tại thì đèn LED được ưu tiên lựa chọn so với đèn sợi đốt, đèn compact hay đèn huỳnh quang. Đèn LED có ưu điểm là cho ánh sáng liên tục, không nhấp nháy dù cho nguồn điện có bị chập chờn, nhờ vậy mà không gây hại cho mắt người dùng. Bên cạnh đó đèn còn tiết kiệm điện hiệu quả.

Bóng đèn bàn LED có quang thông thuộc dải 4000K – 4500K (sẽ phát ra ánh sáng vàng trắng / vàng nhạt) có hiệu suất phát quang từ 100lm/W.

Nên để đèn học bên nào

(Nguồn ảnh Freepik)

Chọn sản phẩm có chỉ số hoàn màu cao, đạt từ 80 – 85 Ra.

Lưu ý về thân đèn, chọn loại có thiết kế chắc chắn, cân đối và linh hoạt. Phụ huynh cũng có thể chọn loại được kẹp trực tiếp vào bàn học cho con để cân bằng, dễ chỉnh hướng mà không lo lật đổ. 

Ưu tiên chọn sản phẩm có thể điều chỉnh dễ dàng độ cao, góc quay và hướng chiếu một cách linh hoạt nhất.

Đèn có độ cao từ 40-60cm là phù hợp với các bé tiểu học.

Bộ phận chụp đèn cần có phần phản xạ ánh sáng phía trong chao chụp và che kín hoàn toàn phần bóng phát quang, đây là yếu tố giúp ánh sáng tập trung, không làm chói mắt khi bé ngồi học. .

Nên chọn loại có độ bền tới 20.000 giờ, con có thể dùng từ cấp 1 đến hết cấp 3, tiết kiệm tài chính cho bố mẹ.

Cách vệ sinh đèn học định kỳ

Ngoài việc xác định nên để đèn học bên nào, bố mẹ cũng cần biết cách vệ sinh lau chùi thiết bị này. Cũng như hầu hết các thiết bị khác, đèn học cũng cần được vệ sinh thường xuyên để đảm bảo chiếu sáng tốt và mới lâu, cũng như hạn chế bụi xung quanh khu vực học tập, làm việc. Bố mẹ hãy hướng dẫn con cách vệ sinh đèn học để bé có ý thức giữ gìn đồ dùng cá nhân và tự làm các công việc đơn giản trong nhà.

Cách làm rất đơn giản, hãy chuẩn bị giấy sạch, vải mềm để lau bụi bẩn trên bề mặt, sau đó dùng khăn nhỏ hơn để lau các chi tiết, vệ sinh trong đui đèn. Chỉ cần làm như vậy mà không dùng các chất tẩy rửa mạnh để vệ sinh. Cách này sẽ khiến đèn bị hư hại, các chi tiết không còn đẹp nữa. Nếu không có kiến thức về tháo lắp các chi tiết thì đừng tháo dỡ vì rất dễ làm hỏng cấu trúc đèn. 

Vậy là bố mẹ đã biết nên để đèn học bên nào và những lưu ý khi chọn mua cũng như sử dụng thiết bị này rồi. Mong là con sẽ có những giờ học thật hiệu quả và vui vẻ khi có chiếc đèn học phù hợp bên cạnh.

Nguồn tham khảo: Haledco

Xem thêm bài viết liên quan:

7 đèn học bảo vệ mắt, chống cận hiệu quả, bố mẹ nên sắm cho con

Top 7 bàn học thông minh chống gù, giảm cận cho trẻ được mẹ tin dùng

Nên dùng đèn học màu gì, công suất bao nhiêu W là an toàn, bảo vệ thị lực của con?

Cách trang trí bàn học kiểu Hàn Quốc đẹp đơn giản bạn không thể bỏ qua