Chiến lược phân phối là một bộ tài liệu, nhằm triển khai và định hướng quá trình cung ứng hàng hoá ra thị trường, bao gồm mô hình kênh phân phối, hướng dẫn, quy định và chính sách. Mục tiêu của chiến lược phân phối là phổ biến sản phẩm, từ nơi sản xuất đến tay người tiêu dùng.
Chiến lược phân phốiTại sao cần xây dựng chiến lược phân phối?
Thế giới kinh doanh ngày nay được xem là một thế giới phẳng, mọi doanh nghiệp đều có cơ hội đưa thông tin, sản phẩm tới tay mọi người tiêu dùng toàn cầu, thông qua hệ thống logistics và những nền tảng trực tuyến. Đã qua thời kỳ kênh phân phối là một bí mật kinh doanh của doanh nghiệp, cơ hội giờ đây được trao cho tất cả mọi người.
Không có một chiến lược phân phối chi tiết và chuyên nghiệp sẽ dẫn đến lộn xộn, mơ hồ trong nội bộ khi đưa hàng hoá ra thị trường, kèm với đó là xung đột hệ thống đa kênh.
Không xây dựng chiến lược phân phối cũng làm tăng chi phí cơ hội, khi đối tác tiềm năng kết nối nhưng không được đáp ứng bằng những chính sách và mô hình rõ ràng.
Những điều này làm giảm sút lợi thế, năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp. Để hạn chế những rủi ro này, chiến lược phân phối giờ đây không còn là một lựa chọn, mà đã trở thành một bắt buộc phải có với mọi doanh nghiệp.
Hai chiến thuật phân phối trong chiến lược phân phối
Mô hình phân phốiTrong chiến lược phân phối, có hai cách thức phân phối chính, trực tiếp và gián tiếp. Hai cách thức phân phối này chỉ nên được xem là chiến thuật phân phối, thành phần trong chiến lược phân phối.
Thời điểm hiện tại, các doanh nghiệp có thể ứng dụng cùng lúc nhiều cách thức phân phối khác nhau, do công nghệ và hạ tầng đã hỗ trợ việc kết nối các cách thức phân phối này một cách hiệu quả.
Chiến lược phân phối giờ đây nên được hiểu là việc kết hợp và quản trị cùng lúc nhiều phương pháp phân phối trở thành một hệ thống liên kết có thể hỗ trợ cho nhau.
Chiến thuật phân phối trực tiếp
6 hình thức phân phối trực tiếpPhân phối trực tiếp là chiến thuật, mà nhà sản xuất trực tiếp đưa sản phẩm tới tay người tiêu dùng.
Có nhiều cách thức khác nhau để thực hiện chiến thuật này, một số doanh nghiệp chọn cách tiếp cận hiện đại là sử dụng website, hoặc các sàn thương mại điện tử, nơi người tiêu dùng có thể mua hàng trực tuyến.
Đây là một chiến thuật hiệu quả với những doanh nghiệp có cơ sở dữ liệu khách hàng, am hiểu và đầu tư về công nghệ.
Những cách thức cổ điển hơn trong chiến thuật phân phối trực tiếp như: thông qua showroom, email, gửi catalogue, brochure, hội thảo, điện thoại hoặc bán hàng trực tiếp, những lựa chọn này có thể phù hợp với tệp khách hàng lớn tuổi, ít am hiểu về công nghệ, ít sử dụng mạng xã hội, ở những vùng xa hoặc vùng sâu.
Yếu tố quan trọng cần lưu ý, trước khi quyết định lựa chọn chiến thuật phân phối trực tiếp là ngân sách đầu tư lớn. Doanh nghiệp sẽ cần đầu tư xây dựng, thuê hệ thống kho bãi, tuyển dụng đội ngũ vận chuyển, đội ngũ bán hàng, chăm sóc khách hàng.
Chiến thuật này giúp doanh nghiệp kiểm soát rất tốt hình ảnh thương hiệu và dễ dàng xây dựng được cộng đồng khách hàng trung thành.
Chiến thuật phân phối gián tiếp
6 hình thức phân phối gián tiếpThuật ngữ “con buôn” thường bị mang tiếng xấu, nhưng trong chiến lược phân phối, những mắt xích này rất quan trọng, họ chính là cầu nối hữu ích trong việc phổ biến hàng hóa tới tay người tiêu dùng.
Chiến thuật phân phối gián tiếp chuyển giao hàng hóa từ nhà sản xuất tới các đơn vị trung gian. Chiến thuật này có đặc điểm là đơn vị trung gian thay thế thương hiệu, tiếp cận khách hàng, chiến thuật này đáp ứng tốt hai tiêu chí, phổ biến nhanh, doanh số tốt.
Những cách thức thực hiện chiến thuật này có thể bao gồm: trung tâm thương mại, siêu thị, cửa hàng tiện ích, tạp hoá, chợ truyền thống…
Chiến thuật này yêu cầu người xây dựng quan hệ tốt với thị trường, am hiểu khách hàng mục tiêu, hiểu rõ thông tin sản phẩm. Khi ứng dụng chiến thuật này cam kết bán hàng từ những đơn vị trung gian không cao, và khó áp đặt doanh số lên họ.
Hai mối lo ngại lớn nhất cần lưu ý khi sử dụng chiến thuật này là khó kiểm soát hình ảnh thương hiệu và rất khó tạo dựng được lòng trung thành từ khách hàng. Hiểu rõ hai chiến thuật, giờ là lúc chúng ta tìm hiểu phương pháp trong chiến lược phân phối.