Tác hại của việc trượt patin là điều mà không phải phụ huynh nào cũng biết khi cho con chơi môn thể thao này. Hãy tìm hiểu để biết cách bảo vệ an toàn cho con nhé.
Tác hại của việc trượt patin là gì?
Các nguy cơ xảy ra khi cho trẻ trượt patin xuất phát từ việc không có sân chơi chuyên dụng và thiếu sót khi trang bị bảo hộ, bên cạnh đó là việc thực hiện các động tác không đúng kỹ thuật. Khi trượt patin, trẻ thường không có sân chơi riêng mà hay chơi ở sân tập thể, ngoài đường,... nên sẽ trượt patin cùng với dòng người, có xe cộ đi lại đông đúc nên rất dễ dẫn tới va chạm, té ngã và gây trầy xước, nặng thì chấn thương, gãy khớp, xương,...
(Nguồn ảnh xpatin)
Nói kỹ hơn về tác hại của việc trượt patin, bác sĩ Nguyễn Anh Tuấn, khoa Phẫu thuật Khớp, Bệnh viện TWQĐ 108 cảnh báo với phụ huynh: Các bé mới tập trượt patin chưa thành thạo rất dễ bị ngã. Nếu chỉ là va chạm, ngã khi trượt ở tốc độ chậm thì con sẽ bị đau mỏi cơ, trầy xước da. Còn trường hợp va chạm mạnh hay ngã với tư thế không thuận thì có thể chấn thương khớp, bong gân, gãy xương… Bác sĩ khuyên khi cho bé trượt patin cần chọn địa điểm vắng người và trang bị đầy đủ dụng cụ bảo hộ.
Có thể mẹ chưa biết: Cách chọn giày thể thao tốt cho sức khỏe, an toàn với từng môn
Đồ bảo vệ khi cho bé trượt patin
Thông thường, đồ bảo hộ trượt patin cho bé sẽ gồm các dụng cụ này:
Mũ bảo hiểm
Đây là phụ kiện rất quan trọng để đảm bảo an toàn cho vùng đầu của trẻ nhỏ. Mũ bảo hiểm giúp giảm các tổn thương đầu khi bé chẳng may bị té, ngã hay va đập. Đây là đồ bảo hộ không thể thiếu để đảm bảo an toàn, tránh tác hại của việc trượt patin cho trẻ.
Bộ đồ bảo hộ khuỷu tay, lòng bàn tay, đầu gối
(Nguồn ảnh thekid)
Trong quá trình trượt patin, nếu có xảy ra va chạm thì các bộ phận dễ bị thương tổn là khuỷu tay, lòng bàn tay, đầu gối, vì con sẽ có xu hướng chống đỡ bằng các bộ phận cơ thể này. Để bảo vệ cho bé tốt hơn, bố mẹ hãy trang bị cho con bộ bảo hộ khuỷu tay, lòng bàn tay, đầu gối nhé.
Chọn giày patin trẻ em phù hợp
Khi trượt patin thì đôi giày trượt vừa vặn, chất lượng, mang êm thoải mái sẽ giúp con tự tin và thuận tiện hơn trong thao tác. Phụ huynh hãy lựa chọn sản phẩm giày trượt patin phù hợp với bé nhà mình dựa theo các tiêu chí này để con có những giờ phút tập thể thao vui vẻ và an toàn nhé.
Phụ huynh cần nhớ gì để tránh tác hại của việc trượt patin?
Luôn theo sát con: Trong quá trình con tập trượt patin, cho dù có huấn luyện viên hay không thì bố mẹ cũng nên chú ý quan sát con để kịp thời phát hiện và xử lý những rủi ro ngoài ý muốn.
Cho con quan sát cách các bạn khác trượt patin: Nhìn người khác di chuyển trên đôi giày patin giúp con cảm nhận được phần nào tư thế khi trượt và nên làm gì nếu gặp sự cố. Việc này cũng giúp con thêm tự tin khi tập luyện.
Chuẩn bị trang phục và đồ bảo hộ phù hợp, vừa vặn: Đây là lưu ý quan trọng không được bỏ qua. Phụ huynh nên cho con mặc bộ quần áo vừa vặn, thoải mái để bé tập luyện vui vẻ, hiệu quả hơn.
Không chỉ patin mà khi quyết định cho con theo học bất cứ môn thể thao nào, bố mẹ cần tìm hiểu các nguồn thông tin và nếu được, nên tham khảo ý kiến từ các giáo viên thể dục, huấn luyện viên thể thao để biết cần chú ý gì và có những rủi ro nào cần lưu tâm. Nhờ vậy mà con sẽ tham gia chơi vui vẻ nhưng vẫn đảm bảo an toàn, giảm thiểu được những tác hại của việc trượt patin nói riêng và các môn thể thao khác nói chung.
Nguồn tham khảo: Suckhoedoisong
Xem thêm bài viết liên quan:
7 giày patin trẻ em an toàn, giúp con chơi vui và rèn luyện thể lực hiệu quả
TOP 8 bàn học cho bé chống gù lưng, giảm cận thị được nhiều mẹ tin dùng
Trượt patin có tác dụng gì? Cho trẻ trượt patin có tăng chiều cao không?