Bố mẹ có con đang tập xe đạp đừng bỏ qua cách giữ thăng bằng khi đi xe đạp dưới đây nhé. Con sẽ áp dụng hiệu quả và sớm đạp xe thành thạo đấy.
Vì sao con cần học cách giữ thăng bằng khi đi xe đạp
Một trong những kỹ năng sơ đẳng nhất mà người đi xe đạp cần biết đó là giữ thăng bằng. Nếu không thực hiện được điều này thì sẽ dễ xảy ra tình trạng ngã xe và chẳng may khi gặp tình xuống bất ngờ thì sẽ không xử lý được.
Nếu học được cách giữ thăng bằng khi đi xe đạp, con sẽ nhanh biết đi xe hơn. Giữ thăng bằng tốt giúp con không sợ ngã khi đạp xe, thoải mái và tự tin hơn, dần dần cải thiện được tốc độ.
(Nguồn ảnh iStock)
Biết cách giữ thăng bằng khi đi xe đạp đồng nghĩa với việc con đã ngồi đúng tư thế: hai tay nắm tay cầm lái, chân để trên bàn đạp và duỗi thẳng khi đạp xe, lưng thẳng. Tư thế đúng giúp con không bị mỏi khi đạp xe đạp, bên cạnh đó còn rèn luyện khả năng vận động tứ chi hiệu quả hơn.
Con chủ động hơn khi xử lý các tình huống trên đường. Khi đạp xe có thể con sẽ gặp các chướng ngại vật bất ngờ xuất hiện trên đường. Nhờ khả năng giữ thăng bằng, con sẽ dễ dàng luồn lách qua các chướng ngại vật và di chuyển tiếp tục mà không bị ngã hay phải dừng xe lại.
>> Có thể bạn quan tâm: Những điều cần chú ý khi chọn xe đạp ba bánh cho bé 2 tuổi
Cách giữ thăng bằng khi đi xe đạp, bố mẹ hãy chỉ cho con nhé
Khởi động toàn thân trước khi tập xe đạp
Trước khi cho con tập xe đạp, bố mẹ hãy nhắc con khởi động các khớp cổ tay, cổ chân để làm nóng cơ thể, giúp quá trình tập luyện linh hoạt và hiệu quả hơn.
Dùng sức nặng của cơ thể để giúp xe thăng bằng
Bố mẹ hướng dẫn con cách giữ thăng bằng khi đi xe đạp như sau: Nếu xe nghiêng, hãy dùng trọng lượng cơ thể để nó cân bằng lại. Để xe không bị ngã, hãy đung đưa phần chân, đùi và chủ động chỉnh tay lái sang hai bên ngược với hướng nghiêng của xe, để nó cân bằng lại.
Dùng chân trụ để đặt trên mặt đất khi xe đứng yên
Hãy cùng bé xác định đâu là chân trụ của con, nó sẽ là bàn chân chịu lực cho cơ thể. Khi xe dừng lại, con hãy đặt chân trụ dưới đất, chân còn lại đặt lên bàn đạp phía đối diện. Muốn tạo ra lực đạp lớn nhất, hãy đặt 2/3 bàn chân ở đằng sau bàn đạp.
Khi xe bắt đầu chuyển động lên phía trước, hãy đạp chân vào bàn đạp, chân trụ hơi đẩy nhẹ dưới đất để lấy đà và giữ thăng bằng tiến lên.
Thoải mái, tránh căng thẳng
Các bé khi mới tập xe đạp có thể sẽ thấy căng thẳng và lo lắng, sợ bị ngã. Nếu con quá sợ hãi có thể khiến tay chân cứng lại và không làm gì được. Bố mẹ hãy nhắc bé thư giãn, thả lỏng, hít thở sâu và nhìn thẳng phía trước.
Khi mới tập, bố mẹ hãy vịn phía sau xe cho con để hỗ trợ giữ thăng bằng và từ từ buông tay khi bé đạp được thuần thục hơn.
Không đạp xe quá chậm
Nếu bé đạp quá chậm thì xe sẽ mất thăng bằng. Cách khắc phục là đạp nhanh và mạnh hơn để xe tiến lên phía trước thật vững chãi.
Lưu ý để học cách giữ thăng bằng khi đi xe đạp
(Nguồn ảnh Freepik)
Khi tập đi xe đạp cho bé, bố mẹ hãy nhớ những điều này:
- Nhắc con luôn tập trung và nhìn thẳng phía trước, đừng chú ý đến những người đi đường.
- Chuẩn bị cho con đồ bảo hộ cẩn thận (mũ bảo hiểm và miếng đệm gối, đệm khuỷu tay,...)
- Chú ý quan sát và nhắc con đi với tốc độ vừa phải không quá nhanh sẽ khó xử lý khi gặp tình huống bất ngờ, còn nếu con đạp quá chậm thì xe sẽ dễ nghiêng ngã.
- Kiểm tra độ cao của yên xe, đảm bảo con có thể chống chân chắc chắn. Khi con đã biết đi xe thành thạo thì có thể nâng yên xe lên tới mức chạm được ngón chân xuống đất.
- Nếu có thể, hãy cho con tập xe đạp cùng với nhiều người khác để có thêm động lực.
Những cách giữ thăng bằng khi đi xe đạp trên đây đều đơn giản và dễ áp dụng. Khi cùng con tập xe đạp, bố mẹ hãy hướng dẫn để bé nắm được kỹ năng này và tự tin khi di chuyển nhé.
Nguồn tham khảo: Dienmayxanh
Xem thêm bài viết liên quan:
TOP xe thăng bằng cho bé từ 2 đến 6 tuổi được yêu thích hiện nay
Xe scooter là xe gì? Có nên mua xe trượt scooter cho bé hay không?
Các mẹ nên mua xe thăng bằng loại nào cho bé?
Kinh nghiệm mua xe scooter cho bé: 8 tiêu chí không nên bỏ qua