Xây dựng thương hiệu cần rất nhiều thời gian và công sức, để thương hiệu khắc sâu trong lòng khách hàng lại càng khó hơn, quá trình này chưa bao giờ là dễ dàng. Tùy vào quy mô, tính chất doanh nghiệp, sản phẩm,… mà cách tạo dựng sẽ không giống nhau. Vậy thông thường để thương hiệu khắc sâu trong lòng khách hàng cần phải làm gì? Sau đây hãy cùng quảng cáo ADELA tìm hiểu 7 bước xây dựng thương hiệu trong lòng khách hàng.
Bước 1: Khảo sát, phân tích và đánh giá thị trường
Khảo sát phân tích đánh giá thị trường
Khảo sát thị trường và phân tích đối thủ là bước không thể thiếu trước khi bạn xây dựng bất cứ chiến lược gì. Khi bạn khảo sát, đánh giá thị trường bạn có thể xem xét nhu cầu và đưa ra những dự tính về khả năng phát triển sản phẩm của bạn trong tương lai, một phần quan trọng hơn nữa đó là phân tích đối thủ của bạn. Khi đã hiểu rõ đối thủ của bạn đang làm gì, những điểm mạnh và điểm yếu của họ sẽ góp phần tạo chiến lược thành công cho doanh nghiệp.
Một số lưu ý khi khảo sát thị trường:
- Phân tích xem thị trường đang cảm giác thích gì nhất với loại hình sản phẩm của bạn
- Thị trường có đánh giá tốt về sản phẩm của bạn hay không
- Thời điểm họ sẽ mua và sử dụng sản phẩm của bạn là gì
- Khách hàng đang cần điều gì mà đối thủ cạnh tranh khác chưa làm được
Một số khía cạnh mà bạn cần phải đánh giá về đối thủ gồm:
- Chất lượng của sản phẩm, dịch vụ của đối thủ.
- Các kênh truyền thông và những chiến lượng Marketing nào mà họ đang sử dụng.
- Những đánh giá, phản hồi của khách hàng sau khi đã sử dụng sản phẩm của đối thủ.
- Họ đã sử dụng những thông điệp và triết lý nào?
Sau khi đã tìm hiểu được những thông tin cơ bản về thị trường, đối thủ, bạn hãy đưa ra phân tích, đánh giá. Sau đó, hãy rút kinh nghiệm cho quá trình xây dựng thương hiệu cho doanh nghiệp của bạn.
Bước 2: Phân tích và xác định khách hàng mục tiêu
Phân tích xác định khách hàng mục tiêu
Mỗi chiến lược đều cần lấy các đối tượng khách hàng mục tiêu làm trọng tâm. Vì mục đích cuối cùng của việc tạo dựng thương hiệu là tìm kiếm khách hàng. Về lâu dài là gia tăng số lượng sản phẩm hay dịch vụ bán ra.
Nhóm đối tượng mục tiêu là nhóm có các điểm nhân khẩu học (gồm tuổi tác, giới tính, vị trí địa ký, mức thu nhập, trình độ học vấn) phù hợp với sản phẩm của doanh nghiệp. Những người này thường có nhu cầu và sẵn sàng chi trả một khoảng tiền nhất định để giải quyết nhu cầu của họ.
Khi chọn lọc đối tượng chính xác, bạn sẽ hoạch định được chiến lược cho thương hiệu. Nhờ đó, bạn sẽ phân tích, dự đoán được thói quen tiêu dùng của các khách hàng mục tiêu. Sau đó, doanh nghiệp sẽ đưa ra được những chương trình khuyến mới, giới thiệu sản phẩm mới phù hợp với nhu cầu của khách hàng.
Bước 3: Xây dựng bộ nhận diện thương hiệu
Xây dựng bộ nhận diện thương hiệu
Chìa khóa duy nhất tạo nên sự thành công của thương hiệu trong lòng khách hàng là giúp cho khách hàng thấy rõ sự độc đáo và khác biệt. Vì vậy bạn đừng cố Copy chiến lược của đối thủ, thay vào đó hãy học hỏi có chọn lọc để làm nổi bật chất riêng của mình. Chất riêng của thương hiệu sẽ thể hiện qua thái độ phục vụ, chất lượng sản phẩm, thông điệp và triết lý kinh doanh,…
Hầu hết sự thành công của một doanh nghiệp đến từ thái độ phục vụ đối với khách hàng. Chất lượng sản phẩm có thể dần dần thay đỏi hoàn hảo hơn từng ngày tuy nhiên nếu thái độ phục vụ của bạn không tốt khách hàng sẽ phản hồi lại và dẫn đến khách hàng sẽ không quay trở lại sử dụng sản phẩm dịch vụ của bạn.
Bước 4: Đưa ra sứ mệnh và giá trị cốt lõi của thương hiệu
Đưa ra tầm nhìn, sứ mệnh, giá trị cốt lõi cho thương hiệu
Bước tiếp theo trong việc xây dựng thương hiệu là bạn hãy tuyên bố sứ mệnh trọng tâm của thương hiệu. Nghĩa là bạn hãy diễn tả khát khao và mục tiêu mà doanh nghiệp hướng đến dành cho khách hàng là gì, dành cho doanh nghiệp là gì.
Từ các câu Slogan hay Logo cho đến các hoạt động mà doanh nghiệp triển khai cần phải có tính toán thật kỹ càng. Phải đi theo những quy tắc thương hiệu và những định hướng mà thương hiệu đặt ra. Vì tất cả chúng sẽ giúp cho thương hiệu của doanh nghiệp bạn dần được định hình trong lòng khách hàng.
Bước 5: Xây dựng tính cách thương hiệu
Xây dựng tính cách thương hiệu
Khách hàng chỉ cảm thấy tin tưởng và thân thuộc hơn vào một thương hiệu có tính cách và phẩm chất liên quan đến họ. Vì vậy, bạn hãy xây dựng một tính cách riêng cho thương hiệu của mình.
Việc lựa chọn xây dựng tính cách thương hiệu đi liền với những sản phẩm dịch vụ của bạn, ví dụ như Viettel – Hãy nói theo cách của bạn, thương hiệu đồng hành cùng khách hàng giúp khách hàng tự tin khoe cá tính thỏa sức ngôn luận sáng tạo. Sản phẩm dịch vụ của bạn là gì hãy tự tìm và lựa chọn cho thương hiệu một tính cách phù hợp.
Thậm chí bạn phải truyền tải tính cách này vào các văn bản truyền thông của thương hiệu, như vậy nó mới phát huy đúng công dụng của mình.
- Khi xây dựng, bạn cần cân nhắc các yếu tố như:
- Sử dụng đại từ danh xưng trong truyền thông thật phù hợp.
- Chia sẻ các video, hình ảnh hậu trường đằng sau các chiến dịch quảng cáo.
- Dùng những yếu tố cảm xúc trong các ấn phẩm quảng cáo, bạn có thể dùng những từ ngữ vui nhộn, xúc động,…
- Chia sẻ những trải nghiệm thật của khách hàng sau khi đã sử dụng sản phẩm.
Bước 6: Tiến hành các chiến lược quảng bá thương hiệu
Thực hiện tiến hành các chiến lược quảng bá thương hiệu
Sau quá trình phân tích và xây dựng thương hiệu, bạn cần triển khai các chiến lược quảng bá của mình. Lưu ý, bạn cần tạo cho mình những thông điệp để quảng bá cho sản phẩm của thương hiệu.
Những thông điệp mà bạn truyền tải đến khách hàng phải dễ nhớ, ngắn gọn và thể hiện rõ tính chất của sản phẩm. Thông điệp này cần có sự liên quan chặt chẽ đến tông giọng đã lựa chọn.
Thông điệp Elevator Pitch không hoàn toàn giống với Tagline hay Logo vì nó giúp khẳng định được bạn là ai, đang cung cấp mặt hàng gì,… Đây được xem là cầu nối giữa khách hàng và cảm xúc của họ.
Khi bạn muốn truyền tải thông điệp đến khách hàng, điều quan trọng là không nên nhấn quá mạnh vào sản phẩm. Thay vào đó, hãy cho khách hàng biết được vì sao sản phẩm đó lại quan trọng với họ.
Bước 7: Tạo sự nhất quán thương hiệu trên các kênh truyền thông
Tạo sự nhất quán thương hiệu trên các kênh truyền thông
Điều quan trọng nhất khi tạo dựng thương hiệu chính là sự nhất quán, không chỉ trong các ấn phẩm mà cả trên mạng Internet cũng vậy.
Mọi thông điệp hay phát ngôn của doanh nghiệp cần phải nhất quán đặt biệt là sứ mệnh mà doanh nghiệp đã đề ra. Nếu bạn để sự thiếu thống nhất xảy ra, nó sẽ khiến cho khách hàng của bạn cảm thấy khó hiểu được những hình ảnh mà doanh nghiệp bạn đã vẽ ra. Từ đó họ có thể thiếu đi sự tin tưởng và dần mất lòng tin vào sản phẩm của doanh nghiệp bạn.
Xây dựng thương hiệu trong tâm trí khách hàng là quá trình lâu dài và cần sự kiên trì. Điều bạn cần làm bây giờ là hãy bắt tay vào làm ngay theo các bước gợi ý mà Quảng cáo ADELA vừa chia sẻ để tìm ra những hướng đi phù hợp nhất cho doanh nghiệp của bạn.