Họ không biết rằng ngôn từ là thứ vũ khí đáng sợ nhất trên cuộc đời này bởi vết thương từ những cái tát hay những trận đòn roi rồi sẽ lành lại, còn những tổn thương do lời nói gây ra thì sẽ in hằn mãi mãi trong tâm hồn của một đứa trẻ.
Người lớn thường nghĩ rằng: Phải mắng mỏ, khiển trách thì trẻ con mới nên người tuy nhiên thực tế lại hoàn toàn ngược lại. Việc mắng chửi không những không khiến con trẻ ngoan lên hay giỏi hơn mà lại khiến chúng buồn bã, tự ti, mất niềm tin vào bản thân và ngày càng nhút nhát, chậm chạp hơn. Giống như việc bạn đang loay hoay bắt đầu làm một công việc hoàn toàn mới mà có người cứ ở bên cạnh nói rằng: Mày kém cỏi lắm, không làm nổi việc gì đâuhay thậm chí quát mắng, chỉ trích. Khi đó bạn có thể bình tĩnh tiếp tục làm không haysẽ trở nên lo lắng, lúng túng và không thể tập trung. Đây chính là bạo lực ngôn ngữ, thứ bạo lực còn đáng sợ gấp vạn lần bạo lực thân thể.
Trẻ phải chịu bạo lực ngôn ngữ lâu dài sẽ phát triển “chế độ sinh tồn”, từ đó hình thành tính cách hèn nhát, kém cỏi. Những đứa trẻ như vậy học hành càng kém, cha mẹ càng không hài lòng, lại càng mắng chửi nhiều trở thành một vòng luẩn quẩn rồi dần đưa những đứa trẻ ngây thơ vào bế tắc và tuyệt vọng.
Mong rằng qua bài viết này các bậc cha mẹ, thầy cô hiện đại có thể thấy được tầm quan trọng của việc học cách giao tiếp và giáo dục con. Giao tiếp, giáo dục chính xác là nhẹ nhàng, không bạo lực. Khi trẻ sai, khi trẻ có những cảm xúc nổi loạn trong cuộc sống lẫn học tập, cha mẹ không nên chửi mắng mà lắng nghe để hiểu khó khăn, nhu cầu của con. Hãy đặt ra câu hỏi: Con có ổn không, chuyện gì đã xảy ra với con? Khi tìm được nguyên nhân, ta sẽ giúp trẻ tháo gỡ vấn đề, từ đó đưa con trẻ đi đúng đường, tránh rơi vào cuộc sống bế tắc.
Các mom xem chi tiết bài viết tại đây nhé: https://bao-luc-ngon-ngu-voi-con-tre-cam-giac-luc-ay-se-ra-sao