Việc giáo dục con cái là vấn đề chung của cả hai vợ chồng, không chỉ phụ thuộc vào mỗi người mẹ. Thậm chí, người bố còn đóng góp vai trò to lớn giúp con phát triển toàn diện hơn.



Nghiên cứu đã chứng minh, những đứa trẻ thường ở cùng với bố sẽ càng thông minh hơn sau khi trưởng thành và nhân cách cũng hoàn thiện hơn. Vậy, bạn phải làm gì mới có thể “khai phá” trí lực của con?



1. Đừng “hà tiện” tình yêu bạn: Mối quan hệ yêu thương an toàn là cơ sở giúp trẻ phát triển các mối quan hệ xã hội trong tương lai. Hãy cho trẻ cảm nhận được tình cảm tích cực của lòng yêu thương ngay từ khi còn nhỏ.



Như thế, nội tâm trẻ mới cảm thấy an toàn và đủ khả năng giao tiếp bình đẳng với mọi người. Vì vậy, bạn đừng bao giờ “hà tiện” tình yêu dành cho con. Hãy kéo con đến gần hơn nữa, để trẻ hoàn toàn cảm nhận được thân tình khi tiếp xúc với bố.



2. Tích cực trả lời con: Trước khi biết nói, trẻ chỉ có thể dùng cách của riêng mình để giao tiếp với bạn (như âm thanh, động tác, biểu hiện khuôn mặt, ánh nhìn…).



Cho dù là cách gì thì đây cũng chính là “ám thị” trẻ dành cho bạn.Vì vậy, dù trẻ không thể hiện bằng lời nói, nhưng bạn cũng đừng tiết kiệm động thái phản hồi.



Bạn nên biết, là nụ cười của mình có khả năng giúp bé đang sợ hãi điều gì đó có thể bình tĩnh lại, hoặc đem đến những điều tích cực cho trẻ. Tất cả, là do bé cảm nhận được sự vỗ về từ bạn và hệ thống phản ứng lo lắng trong não trẻ sẽ tự động đóng lại.





Tuy nhiên, hồi đáp lại không có nghĩa là thỏa mãn mọi yêu cầu của trẻ. Bạn chỉ cần duy trì một kiểu hồi đáp tích cực đối với những ám thị, để trẻ biết được bạn đã hiểu yêu cầu của bé.



3. Cố gắng nói chuyện với trẻ: Mọi cuộc đối thoại của bạn với con đều sẽ là cơ sở vững chắc cho việc học tập của trẻ sau này. Được nghe nhiều từ, chức năng xử lý ngôn ngữ trong não trẻ sẽ phát triển hơn. Vì vậy, hãy tận dụng mọi khoảnh khắc nói chuyện, hoặc có thể đọc truyện hay hát cho trẻ nghe.



Khi mới bắt đầu, bạn chỉ nên chọn những sách tranh ảnh đơn giản và đừng cố dạy trẻ điều gì cả. Đợi lúc trẻ lớn hơn, bạn có thể thông qua việc kể chuyện, khích lệ trẻ tham gia bằng cách lặp lại từ ngữ hay ngữ điệu của bạn.



4. Giúp trẻ xây dựng tuần tự: Đối với trẻ, việc xây dựng một tuần tự vô cùng quan trọng và là tiềnđề khi bé bước vào tuổi đi học. Hãy nhớ là, thời gian thay tã và tắm rửa cố định hằng ngày rất quan trọng.



Đồng thời, bạn cũng nên lặp đi lặp lại, thậm chí là cố định một vài hoạt độngcó thể khiến trẻ cảm thấy vui vẻ, như kể chuyện trước khi ngủ, được chơi búp bê sau khi ăn cơm xong…





5. Khích lệ trẻ tìm tòi một cách an toàn:
Khi trẻ còn nhỏ, bạn giống như cả thế giới vậy. Ban có thể quyết định thái độ nhận thức thế giới của trẻ ở mức độ rất lớn và những hoạt động cùng nhau giữa hai bố con trên cơ bản cũng ảnh hưởng đến cách học tập sau này của bé.



Vì đó, khi trẻ cố gắng tìm tòi hay chơi trò chơi, bạn cần giữ được một thái độ tiếp thu tích cực, nhất là khi trẻ gặp khó khăn thì sự khích lệ của bạn là vô cùng cần thiết. Động thái này sẽ giúp trẻ không cảm thấy sợ hãi khi đối mặt với thử thách, thậm chí là đối với tương lai của mình.



6. Cùng trẻ xem tivi có tính chọn lọc: Nghiên cứu cho thấy, việc trẻ học tập tốt có liên quan đến nội dung và thời gian xem tivi cùng với bố.



Đừng để trẻ xem tivi một mình, mà hãy ở cạnh và giảng giải nội dung hai bố con đang xem, thậm chí có thể thảo luận cùng trẻ về các chương trình đó. Khi có sự dẫn dắt của bạn thì việc xem tivi cũng trở thành kinh nghiệm giúp trẻ học tập nhiều thứ.



7. Biến những quy tắc thành cơ hội học tập: Đừng hy vọng trẻ luôn làm theo cách bạn nói. Điều đó khiến trẻ dễ kích động và quấy rối hơn, bởi bé vẫn chưa đủ khả năng “khống chế” tâm trạng khi buồn bã hay giận dữ.



Muốn trẻ học được cách tự kiềm chế cần phải có thời gian nhất định, tuyệt đối không được đánh mắng hay dùng vũ lực, khiến trẻ sợ hãi, tủi nhục hoặc tức giận và tạo ảnh hưởng xấu. Khi trẻ khiến bạn không vui, hãy dành một chút thời gian, đếm từ 1 đến 10 để bình tĩnh lại.



Nếu phản ứng quá mạnh hoặc yêu cầu quá nghiêm khắc thì trước hết, bạn nên nói xin lỗi trẻ. Những quy tắc cứng nhắc khi dạy con thường không đem lại hiệu quả, nên một ông bố thông minh sẽ biết cách uyển biến những quy tắc thành ấy thành cơ hội, để giúp trẻ học được điều hay, lẽ phải và bản thân cũng hiểu được con hơn.





8. Mỗi đứa trẻ đều là “duy nhất”:
Mỗi trẻ đều có khí chất và tốc độ sinh trưởng riêng, không giống nhau. Do đó, sự cổ vũ đặc biệt mà bạn dành cho con thật sự có thể giúp trẻ làm tốt hơn trong mọi việc. Thông thường, những ông bố bà mẹ nhạy cảm với phản ứng của con cái, sẽ giúp trẻ xây dựng được lòng tự tôn tích cực.



9. Bảo đảm chế độ chăm sóc chất lượng: Các nghiên cứu cho thấy, những bé được chăm sóc và giáo dục đầu đời với chất lượng cao, có thể thúc đẩy kỹ năng xã hội lẫn học tập sau này. Nếu có điều kiện, bạn hãy đích thân ở bên cạnh trẻ. Nếu không có thời gian và phải cần đến bảo mẫu, thì bạn cũng nên lựa chọn và quan sát nhiều hơn cách mà họ tương tác với con.



10. Biết chăm sóc tốt cho bản thân: Nuôi dạy con cái là công việc có tính thách thức nhất, nhất là khi bạn cảm thấy mệt mỏi, vội vàng, buồn bã hay đang gặp khó khăn.



Những lúc như thế, bạn sẽ rất khó kiên nhẫn đáp ứng yêu cầu từ trẻ, nên dễ xảy ra xung đột giữa hai bố con. Do đó trước hết, bạn phải là một ông bố khỏe mạnh, có tâm thái tốt thì mới có lợi cho việc giáo dục con cái. Muốn vậy, bạn cần nhớ:



- Tận hưởng thời gian ở bên con, chơi đùa cùng con theo cách của bé, chứ không phải của bạn.



- Học cách tựa vào nhau, nhất là khi trẻ cảm thấy buồn hoặc đạt được sự tiến bộ nào đó. Hai bố con hãy tựa lưng vào nhau như những tri kỉ thật sự.



- Chơi trò chơi cạnh tranh với trẻ. Khi mới bắt đầu, hãy để trẻ thắng, rồi dần dần hồi phục trạng thái bình thường nhằm giúp trẻ xây dựng lòng tự tin.



- Khi trẻ cười to, hãy để trẻ tiếp tục. Nếu có thể, bạn tìm hiểu xem nguyên nhân gì khiến trẻ vui đến vậy và thường làm như thế.



- Chơi trò diễn vai, để trẻ làm đạo diễn và chỉ định vai diễn cho bạn.



Theo
SKĐS