dạy con kiểu Nhật - tính chủ thể - phương pháp spmDạy con kiểu Nhật – Giáo dục Tính chủ thể theo Phương pháp Nhật Bản SPM

Với phương pháp Giáo dục mầm non Nhật Bản, giáo dục tính chủ thể ở trẻ là rất quan trọng. Phương pháp chú trọng và hướng đến việc nuôi dưỡng những đứa trẻ có tính chủ thể, để từ đó trẻ có nền tảng để phát triển và hình thành những tính cách quan trọng khác như Có trái tim ấm áp – Tự lực – Hợp tác.

Vậy, giáo dục tính chủ thể cho trẻ là gì? Phương pháp đã hỗ trợ Giáo viên nâng cao năng lực trong việc nuôi dưỡng tính chủ thể cho trẻ tại trường ra sao? Các Mẹ ở nhà cần lưu ý điều gì để tiếp tục duy trì điều đó?

NHỮNG BIỂU HIỆN CỦA TÍNH CHỦ THỂ Ở TRẺ.

Khi nhà trường muốn tổ chức Lễ hội xuân, thay vì các Cô quyết định tất cả các hoạt động, sự kiện sẽ diễn ra, thì mọi người sẽ ngồi lại, cùng thảo luận xem “À, năm nay, chúng ta sẽ cùng làm hoạt động gì nhỉ?”.

Người lớn cứ nghĩ rằng, việc hỏi trẻ như vậy chỉ phù hợp với những trẻ học lớp lớn, và đây chỉ đơn giản là “tinh thần dân chủ” mà thôi. Tuy nhiên, ý nghĩa thật còn nhiều hơn thế, nhất là với những trẻ nhỏ.

Dù là còn đang học mầm non, trẻ vẫn cần được nuôi dưỡng tính chủ thể bằng cách cho chúng quyền tiếp cận và lựa chọn các phương án hoặc hoạt động liên quan đến chúng, điều này sẽ tạo cơ hội để trẻ tự suy nghĩ việc muốn làm, tìm ra cách để thực hiện và từ đó làm chủ được hoạt động đó – đây là một biểu hiện của Tính chủ thể ở trẻ.

Một ví dụ khác, ở nhà, khi trời bắt đầu vào thu, thời tiết dần dần lạnh hơn, phụ huynh để trẻ tự chuẩn bị và lựa chọn đồ đến trường hôm sau; việc trẻ hiểu được tình trạng của thời tiết đang thay đổi, dựa vào kinh nghiệm của mình, trẻ có thể phán đoán rằng thời tiết sẽ càng lạnh hơn để từ đó đưa ra lựa chọn hoặc đề xuất mặc đồ dày, ấm, giúp cơ thể tránh không phải chịu tác hại xấu như bị rét lạnh, ho, xổ mũi…thì đây cũng là một biểu hiện của việc Trẻ có tính chủ thể.

VẬY, TÍNH CHỦ THỂ VÀ GIÁO DỤC TÍNH CHỦ THỂ CHO TRẺ LÀ GÌ?

Tính chủ thể ở trẻ đó là việc trẻ tự tìm ra việc trẻ muốn làm, tự nguyện tham gia vào việc thực hiện hoạt động đó, tự suy nghĩ ra cách để có thể hoàn thành.

Khi trẻ tham gia hoạt động tại trường, thay vì “bị ép” tham gia, trẻ sẽ được các cô hướng dẫn, khuyến khích, gợi ý để tìm hiểu nhiều hơn về hoạt động. Tự bản thân trẻ thông qua những thông tin và trải nghiệm mà hiểu được rằng mình muốn làm gì và mình cần làm gì ở hoạt động lần này, để từ đó trẻ cảm thấy hứng thú và vui thích tham gia một cách tự nguyện, thì đây là biểu hiệu của Giáo dục tính chủ thể ở trẻ. Giáo dục tính chủ thể cho trẻ là việc người lớn khơi gợi “hứng thú”, “quan tâm” của trẻ, giáo dục kết nối cho trẻ “học tập” để “nhận ra” điều mới.

Giáo dục tính chủ thể ở trẻ không có nghĩa là để mặc trẻ làm những điều mà trẻ thích. Trẻ được khuyến khích tự suy nghĩ, lựa chọn và hành động trong giới hạn đã được người lớn đặt ra.

TẠI SAO GIÁO DỤC TÍNH CHỦ THỂ CHO TRẺ LẠI QUAN TRỌNG?

Khi trẻ lớn lên, bước ra xã hội, thì tính chủ thể cần có trong xã hội có thể được hiểu lại thành “Tính chủ thể là năng lực tự suy nghĩ, phán đoán, nhìn rõ vấn đề, ra quyết định và hành động có trách nhiệm.”

Với ý nghĩa trên, có thể thấy tính chủ thể mang vai trò rất quan trọng trong việc phát triển trong tương lai của trẻ, đặc biệt là trong môi trường và xã hội thay đổi từng ngày như hiện nay.

Được trang bị tính chủ thể, trẻ lớn lên có thể tự suy nghĩ và nhìn nhận vấn đề xung quanh, hiểu rõ bản thân mình thích gì, muốn gì và cần làm gì; từ đó đưa ra được phán đoán, nhận định, quyết định và hành động một cách hiệu quả, có trách nhiệm. Cuối cùng là nâng cao khả năng sinh tồn và phát triển của trẻ trong xã hội sau này.

Bài tiếp theo về Tính chủ thể, chúng ta sẽ tìm hiểu:

  • Phương pháp SPM Nhật Bản được các Cô vận dụng để nuôi dưỡng Tính chủ thể như thế nào?
  • Ở nhà Mẹ cần làm gì để phát triển Tính chủ thể cho con?

Nguồn: ShoPro.vn - Dạy con kiểu Nhật