Khám phá nhà rông Tây Nguyên là chuyến hành trình khám phá những nét văn hóa truyền thống độc đáo của đồng bào dân tộc như Gia Rai, Ba Na,… tại đây. Cùng Lữ Hành Việt Nam tìm hiểu ngay nét độc đáo thú vị này ngay qua bài viết dưới đây nhé!
Nhà rông được biết đến là một kiểu nhà sàn vô cùng đặc trưng của đồng bào Tây Nguyên. Đó không chỉ là nơi mà bà con nơi đây giao lưu văn hóa truyền thống mà đó còn là một địa điểm tham quan thú vị dành cho du khách khi bạn tới Gia Lai, Kon Tum,…
Vài nét về nhà rông Tây Nguyên
Ở các tỉnh Tây Nguyên, nhà rông được xem như là một biểu tượng văn hóa cộng đồng của đồng bào các dân tộc khác nhau từ các giá trị vật chất và giá trị tinh thần trong đời sống. Tuy vậy thì bạn đừng nhầm nhé, không phải dân tộc nào sống ở Tây Nguyên cũng có nhà rông đâu!
@tranggjun
Hình thức xây nhà rông đặc trưng nhất là chính những buôn làng nằm ở phía Bắc của Tây Nguyên như 2 tỉnh Gia Lai và Kon Tum. Xuống đến phía Nam thì nhà rông trở nên thưa thớt dần. Bà con người Gia Rai hay Bana làm nhà rông thường mang ý nghĩa cộng đồng.
Hình thức xây nhà rông đặc trưng nhất là chính những buôn làng nằm ở phía Bắc của Tây Nguyên như 2 tỉnh Gia Lai và Kon Tum
@cattuoong
Đó là nơi sinh hoạt lớn nhất của mỗi buôn làng. Đó là nơi bà con trao đổi, thảo luận về mọi vấn đề từ nghĩ lễ, tôn giáo, bảo tồn truyền thống đến các vấn đề hành chính, quân sự,… Vì thế mà bạn cũng đừng nhầm nhà rông là nơi để lưu trú nhé! Và không có nhà rông cấp tỉnh hay cấp huyện, các buôn làng cũng không có nhà rông chung nhau vì đây được xem là truyền thống của mỗi làng.
@lamtran.iii
Nhà rông Tây Nguyên thường được xây dựng từ những loại vật liệu như gỗ, tre, cỏ tranh,lồ ô,… với chiều cao trung bình khoảng 18 mét. Kiến trúc của nhà rông cũng tương tự nhà sàn những cao hơn và rộng hơn rất nhiều. Những họa tiết trang trí nhà rông cũng dễ thấy và phong phú hơn. Đặc biệt, nhà càng cao, càng rộng thì càng thể hiện được sự hùng mạnh và sung túc của buôn làng đó.
@backroads_shaanti
@tungngv07
Mỗi dân tộc sẽ có kiểu xây dựng nhà rông khác nhau với các kích thước khác nhau. Tuy nhiên điểm chung nhất vẫn là nhà rông Tây Nguyên sẽ được xây trên một khoảng đất rộng nằm ở trung tâm của buôn làng – nơi mà già làng xem là mảnh đất phù hợp nhất.
@nguyenduce
Khám phá nét độc đáo nhà rông Tây Nguyên
Nếu bạn muốn ghé thăm những ngôi nhà rông đặc biệt thú vị tại Tây Nguyên thì có thể đến một vài những buôn làng có nhà rông hiện nay ở Kon tum như nhà rông Kon Klor, nhà rông Kon Jơ Dri, nhà rông Kon K’ri,… cách trung tâm thành phố Pleiku hơn 50km, ở Gia Lai như làng Plei Phung, làng Kon So Lăl (huyện Chư Pah) và làng Đê K'tu (huyện Mang Yang),…
@cuongkhii
lananh2610
Bạn hẳn sẽ rất ngạc nhiên khi biết nhà rông còn có cả “nhà rông đực” và “nhà rông cái”. Ở một số buôn làng, người ta sẽ xây dựng 2 nhà rộng, 1 “nhà rông cái” nhỏ hơn và thấp hơn dành cho phụ nữ, “nhà rông đực” sẽ có quy mô lớn hơn dành cho đàn ông và được trang trí công phu hơn rất nhiều.
@tt.1609
@lqn1812
Cũng giống với cách xây dựng cầu thang của bà con dân tộc Mông hay Thái ở phía Bắc, bà con nơi đây cũng xây cầu thang lẻ bậc từ 7 đến 9 bậc. Mỗi bà con dân tộc lại có cách trang trí cầu thang khác nhau. Nếu bạn để ý sẽ thấy được cầu thang trang trí hình quả bầu đựng nước thì sẽ là của người Gia Rai, hình ngọn cây rau dớn là của người Ba Na, hình núm chiêng hay mũi thuyền là của người Giẻ Triêng, Xơ Đăng,…
@songphi__
Đến với hành trình tham quan nhà rông Tây Nguyên, bạn sẽ được chiêm ngưỡng những hiện vật gắn liền với những lễ hội độc đáo như cây nêu, khoang đất đốt lửa trước nhà rông hay không thể thiếu các bộ cồng chiêng, bình rượu cần nơi góc nhà,… Được chiêm ngưỡng phần mái nhọn xuôi xuống như hình lưỡi búa hướng thẳng lên trời đầy mạnh mẽ. Tất cả tạo nên một không gian văn hóa nhà rông đặc trưng của đồng bào Tây Nguyên.
@db.ao99
@anhdungnguyen
Ngoài ra, bạn còn có cơ hội được trải nghiệm những lễ hội văn hóa độc đáo và vô cùng đặc sắc của bà con Tây Nguyên như lễ hội của làng, họp mặt, giao lưu cồng chiêng, tổ chức lễ Tết,…
Nét đẹp văn hóa quanh nhà rông Tây Nguyên
Theo quan niệm của bà con nơi đây, nhà rông là nơi thu hút khí thiêng của đất rời và vì thế mà trong môi căn nhà sẽ đều có nơi trang trọng để thờ các vật như con dao, hòn đá hay sừng trâu cho thần linh trú ngụ. Nhà rông không phải một ngôi nhà bình thường mà là một ngôi nhà rất thiêng. Có lẽ bởi thế mà người ta vẫn gọi những căn nhà này như “trái tim” của buôn làng, là nét văn hóa Tây Nguyên hết tinh qua ngàn đời nay.
Nét đẹp văn hóa quanh nhà rông Tây Nguyên
Cùng với đó, cồng chiêng, trống, các loại vũ khí hay đầu của các con vật hiến sinh trong ngày lễ cũng được lưu giữ lại không khác gì một bảo tàng “mini”. Ngoài việc cúng, lễ, gìn giữ không gian thiêng liêng này, nhà rông còn là nơi để bà con trao đổi, truyền nhau những kinh nghiệm trong đời sống vốn là điều rất cần cho cuộc sống nông thôn cần có sự đùm bọc, giúp đỡ lẫn nhau của đồng bào dân tộc thiểu số. Đặc biệt, bà con nơi đây còn xem mỗi buổi họp nhà rông như một buổi xem mắt, tìm bạn đời. Rất thú vị phải không nào?
Cùng với đó, cồng chiêng, trống, các loại vũ khí hay đầu của các con vật hiến sinh trong ngày lễ cũng được lưu giữ lại không khác gì một bảo tàng “mini”.
Giao lưu cồng chiêng Tây Nguyên