1. Vài nét về chùa Non Nước Ninh Bình
Chùa Non Nước Ninh Bình hay còn gọi là Chùa Dục Thúy Sơn được xây dựng vào thời Lý. Trải qua nhiều biến cố trong lịch sử và cả sự đổ vỡ, ngôi chùa tới nay vẫn giữ được vẻ đẹp tĩnh lặng, cổ kính. Tọa lạc ngay tại ngọn núi Non Nước, cạnh 1 bên bờ sông Đáy, 1 bên cửa sông Vân, chùa Non Nước với diện tích 200m2 có tầm nhìn đáng ngưỡng mộ, vừa thu vào toàn bộ dòng chảy của sự sống vừa như tách biệt hẳn cuộc sống trần tục.
Kiến trúc chùa đều làm hoàn toàn bằng đá với mái cong. Để tới chùa này bạn cần trải qua 72 bậc thang đá rêu phong nhuốm màu thời gian. Hệ thống cửa ra vào chùa được bố trí 1 ở hướng bắc, 1 ở hướng đông nam và cổng được ra vào nhiều nhất là cổng Đông Nam với mặt giáp sông Đáy. Khi tới đây, bạn có thể trải nghiệm cảm giác an yên khi từ cổng Đông Nam ngắm nhìn nhịp sống trên cầu Ninh Bình, cầu Non Nước.
2. Nên du lịch chùa Non Nước Ninh Bình vào thời điểm nào?
Bạn có thể tới đây bất cứ ngày nào trong năm, nhưng thời điểm tuyệt nhất để ghé thăm là khi trời se lạnh. Không khí lạnh khiến khung cảnh chùa Non Nước cũ kỹ, trầm mặc hơn. Đây cũng là lúc thích hợp để bạn di chuyển tham quan liên tục mà không bị mệt mỏi, rất thuận lợi để tham quan các địa chỉ du lịch khác cùng 1 lúc.
Thông thường, mọi người thường rủ nhau đến thăm chùa Non Nước vào dịp cuối năm hoặc dịp Tết. Cảm giác yên tĩnh, an nhiên tại đây là liều thuốc tốt giúp bạn bình tâm sau 1 năm vất vả. Chùa Non Nước cũng được coi là 1 điểm đến linh thiêng để cầu bình an, hạnh phúc mà không ồn ào, bon chen như chùa Bái Đính.
3. Cách đi tới chùa Non Nước Ninh Bình
Chùa Non Nước nằm khá gần các địa chỉ du lịch nổi tiếng của Ninh Bình. Chùa nằm cách Tràng An Hoa Lư khoảng 9km, cách Hang Múa 7km. Vì thế bạn có thể kết hợp tham quan và tìm đường đi tới chùa Non Nước một cách dễ dàng.
Từ Hà Nội, bạn sẽ chỉ mất khoảng 1 đến 2 tiếng di chuyển tới Ninh Bình, tùy theo phương tiện di chuyển là ô tô hay xe máy. Nếu bạn đi xe máy, bạn có thể theo chỉ dẫn. Đi thẳng đường Giải Phóng, qua Hà Nam là sẽ đến với địa phận tỉnh Ninh Bình.
Nếu đi xe khách, bạn có thể đón xe đi Ninh Bình tại bến xe Giáp Bát. Vé xe giao động khoảng từ 100.000đ trở xuống. Vì khoảng cách khá gần nên bạn có thể đi về trong ngày với chi phí tiết kiệm.
3. Địa điểm nhất định phải ghé thăm khi đến chùa Non Nước
Chùa Non Nước Ninh Bình có vẻ đẹp thơ mộng, trữ tình sẽ thật phí phạm nếu bạn không dành nhiều thời gian hơn để thăm quan một số địa điểm đẹp xung quanh đấy. Những địa chỉ sau đây sẽ là ví dụ:
Đền thờ Trương Hán Siêu
Ngay khi tới chân núi Non Nước bạn sẽ thấy đền thờ Trương Hán Siêu. Ông là người đã phát hiện ra ngọn núi thiêng này, cũng là vị quan có công với đất nước. Đền thờ được lập ra để tôn vinh công ơn của ông và truyền bá lịch sử cho thế hệ con cháu sau này. Vốn dĩ ngôi đền đã bị san lấp bởi chiến tranh và thời gian. Tuy nhiên đến năm 1998, người dân địa phương đã cho xây dựng lại để tỏ lòng tôn kính Trương Hán Siêu.
Ảnh: Sưu tầm
Đền có thiết kế theo kiểu chữ Đinh, kiến trúc gồm 3 giang Bái Đường và 2 gian Hậu Cung. Nhìn từ xa bạn sẽ thấy trên đỉnh đền có hai con rồng chầu mặt nguyệt, trước mặt đền là bức đại tự Trương Thăng Phủ Từ được biết bằng chữ Hán. Đền thờ còn có Gian Bái Đường và gian cuối có chữ Trương Hán Siêu đúc bằng đồng. Đền thờ nằm đối diện chùa Non Nước ở Ninh Bình nên sẽ rất tiện để bạn ghé vào thắp hương cầu bình an.
Đỉnh núi Non Nước Ninh Bình
Để tới được đỉnh núi, bạn phải đi lên gần 100 bậc đá nằm ở phía Nam ngọn núi, gồm tất cả 5 cấp. Đây là 1 nhiệm vụ không dễ dàng nhưng lại có sức hấp dẫn khó cưỡng với người yêu du lịch. Hành trình băng qua 100 bậc đá sẽ rất đáng giá khi bạn được ngắm nhìn trọn vẹn khung cảnh làng quê Ninh Bình đẹp như tranh vẽ.
Ảnh: Sưu tầm
Bạn đừng quên để ý những mỏm đá ven đường. Bởi chính trên những mỏm đá này là các bài vịnh của nghệ nhân nổi tiếng xưa. Đã có hơn 100 bài thơ vịnh được khắc trên đá, cũng chính là minh chứng lịch sử trên đường bạn đi.
Nghinh Phong Các
Nghinh Phong Các hay còn có tên gọi thuần Việt hơn là lầu đón gió. Bắt nguồn của cái tên này là do vị trí của Các nằm ngay trên đỉnh núi Non Nước. Tầm nhìn thoáng đáng, hướng ra núi sông, ngồi từ đây có thể ngắm nhìn cảnh quan tuyệt đẹp và đón gió trời lồng lộng.
Cũng nhờ vị trí địa lý xuất xắc mà Nghinh Phong Các trở thành nơi đàm đạo thơ văn của nhiều thi sĩ thế kỷ XIV. Đây cũng là nơi Trương Hán Siêu thường ngồi ngâm thơ lúc rảnh rỗi. Có ý nghĩa cả về mặt cảnh quan và lịch sử nên Nghinh Phong Các luôn mang lại cảm xúc đặc biệt cho những người đặt chân tới đây.
Tượng đài Lương Văn Tụy
Lương Văn Tụy là chiến sĩ cách mạng đã hy sinh cho độc lập dân tộc ở tuổi đôi mươi. Ít ai biết rằng ông cũng là người cắm cờ búa liềm trên núi Non Nước nhằm khơi gợi ý chí chiến đấu sục sôi của người dân. Việc tượng đài anh hùng Lương Văn Tụy được xây dựng tại đây là sự biết ơn và tôn vinh của nhân dân, cũng là lời nhắc nhở cho giai đoạn kháng chiến hào hùng của dân tộc.
4. Một số kinh nghiệm khi du lịch chùa Non Nước
Chùa Non Nước Ninh Bình là địa chỉ tâm linh nên bạn hãy lưu ý 1 số điều để có chuyến đi trọn vẹn nhất nhé!
- Mặc trang phục nghiêm túc, kín đáo, lịch sự. Tốt nhất bạn không nên mặc váy ngắn, quần đùi hay áo hở để tránh làm mất tôn nghiêm nơi linh thiêng.
- Di chuyển bằng giày bệt, dép êm để dễ dàng di chuyển khi leo núi. Nếu có thể bạn hãy chọn loại giày dễ đi và dễ tháo, bởi bạn sẽ cần bỏ giày nhiều lần khi đi lại trong chùa.
- Đi đứng và nói chuyện nhẹ nhàng, không chửi bậy, không làm ồn khi đến chùa.
- Không nên tự ý quay phim, chụp ảnh khi chưa có sự cho phép của quản lý ngôi chùa. Tuy vậy nếu bạn cần tư liệu thì có thể xin phép quản lý chùa trước.
- Không tùy tiện đụng chạm, làm tổn hại cảnh quan trong chùa như bẻ cây, hái lá, dẫm đạp lên tượng, cỏ cây khi tham quan.
- Không vứt rác bừa bãi, không đúng nơi quy định trên đường đi cũng như khi vào khuôn viên chùa.
- Bạn nên chuẩn bị áo khoác, mũ, nước khoáng, quạt mini nếu có ý định tham quan nhiều điểm ở núi Non Nước do việc di chuyển sẽ khá mất sức.
- Chuẩn bị các loại thuốc dị ứng, thuốc xịt côn trùng, đồ bảo hộ để bảo vệ cơ thể khi đi vào rừng, nhất là vào thời tiết sau mưa hay mưa phùn.
Nguồn: Sưu tầm