Nếu bạn nghĩ rằng, 43 USD cho một bữa trưa đã là quá nhiều, vậy thì bạn đừng nên sống ở Oslo (Na Uy). Theo ECA, đó chỉ là giá một bữa trưa loại trung bình ở thành phố này và Oslo cũng mới đứng thứ hai trong top 10 thành phố đắt nhất thế giới.
Tờ Business week - dẫn kết quả điều tra của ECA, tổ chức quốc tế chuyên đánh giá về nguồn nhân lực và khả năng tài chính toàn cầu - cho biết, đứng đầu là thủ đô Tokyo của Nhật Bản. Nền kinh tế lớn thứ hai thế giới này cũng có thêm hai ứng viên nữa trong top 5, trong khi New York (Mỹ) tụt xuống vị trí 29.
ECA xếp hạng các thành phố dựa trên 128 loại hàng hóa tiêu dùng, bao gồm thực phẩm, hàng tiêu dùng hàng ngày, quần áo, đồ điện tử, giải trí. Các chuyên gia nghiên cứu của ECA đã thu thập thông tin giá cả tại các thành phố trên thế giới từ tháng 9/2009 đến tháng 3/2010.
Dưới đây là 5 thành phố có chi phí sinh hoạt cao nhất thế giới tính tới tháng 6/2010.
Đồng yen mạnh lên đã đưa Tokyo trở lại vị trí số 1 theo xếp hạng của ECA. Cùng với những mức giá trên, chi phí thuê một căn hộ hai phòng ngủ ở Tokyo vào khoảng hơn 5.000 USD/ tháng. Tuy nhiên, chỉ số giá tiêu dùng tháng 5 của Tokyo đã giảm tháng thứ 14 liên tiếp.
Thủ đô của Angola tụt xuống bậc thứ 3 trong năm nay là do đồng kwanza mất giá. Năm ngoái, giá cả tại Luanda đã tăng mạnh. Ngoài những mặt hàng trên, theo tính toán của EuroCost International, giá thuê một căn hộ hai phòng ngủ tại Luanda vào khoảng hơn 3.500 USD/ tháng.
Đây là thành phố đông dân thứ 4 của Nhật Bản và cũng là một trong những thành phố đắt đỏ nhất ở quốc gia này. Thành phố này xếp thứ nhất về giá gạo, lên tới 9,14 USD/ kg. Tuy nhiên, Nagoya lại là trung tâm quan trọng của ngành công nghiệp xe hơi Nhật Bản.
Nằm cách thủ đô Tokyo khoảng nửa giờ đi tàu, thành phố cảng này là một nơi sầm uất. Mặc dù Yokohama là một trong những thành phố đắt đỏ nhất thế giới nhưng nhiều công ty vẫn tới hoạt động tại đây.