Chỉ trong thời gian 1 tuần ngắn ngủi kể từ lúc phát động chương trình Đồng hành cùng mẹ, có chuyên gia, Ban tổ chức đã nhận được cả nghìn câu hỏi từ các bố mẹ. 3 chủ đề của chương trình: “Thói quen dinh dưỡng khoa học để bé có hệ miễn dịch khỏe mạnh”, “Phát triển tư duy sáng tạo khi học và chơi cùng bé tại nhà”“Duy trì thói quen dinh dưỡng và hoạt động thể chất cho bé khi quay lại trường” thực sự đã đánh đúng những nỗi lo, tâm lý của các ông bố bà mẹ trong hành trình nuôi dạy con cái.

Nhận thấy sự quan tâm của các bố mẹ đối với những kiến thức chăm con khoa học, Ban tổ chức đã tổng hợp 30 câu hỏi hay và thiết thực nhất trong chương trình kèm theo phần tư vấn từ các chuyên gia để các bố mẹ có thể lưu lại, dùng làm tư liệu, giúp các bố mẹ chăm con tốt hơn. Hy vọng đây sẽ là cẩm nang kiến thức nho nhỏ cho các bố mẹ dễ dàng theo dõi, học hỏi và tích lũy thêm kinh nghiệm chăm sóc bé yêu. Chúc bố mẹ luôn vững bước, tự tin trên hành trình nuôi dạy con lớn khôn khỏe mạnh, phát triển toàn diện mỗi ngày!

Câu 1:

Theo như khuyến cáo thì cơ thể có sức đề kháng tốt thì trẻ khó bị nhiễm corona? Điều này có thật sự đúng không thưa chuyên gia? Nếu đúng thì cách tăng cường sức đề kháng cho trẻ như nào là tốt nhất? cảm ơn chuyên gia

Trả lời:

Chào bạn,


Việc có sức đề kháng tốt thì khó bị nhiễm SARS- Covi là không đúng đâu bạn nhé. Nếu chúng ta có sức đề kháng tốt, khi lỡ bị nhiễm thì hi vọng sẽ ít bị bệnh nặng mà thôi. Để không bị nhiễm SARS- Covi, bạn cần phải áp dụng đầy đủ, đúng cách và thường xuyên các biện pháp dự phòng lây nhiễm như đeo khẩu trang, rửa tay và giữ khoảng cách 2m. Để tăng cường đề kháng cho bé, điều cần thiết là ăn đầy đủ 4 nhóm dưỡng chất đường, đạm, béo, vitamin - chất khoáng - chất xơ và uống đủ sữa. Hãy chọn sữa có HMO và nucleotides, là những dưỡng chất giúp tăng cường sức đề kháng cho bé trong hiện tại và cả lâu dài về sau nữa đó bạn. Chúc cả nhà vui khỏe.


Thân mến!


TS.BS.Phạm Diệp Thuỳ Dương


Giảng viên bộ môn Nhi Đại học Y Dược TP.HCM

Câu 2:

Thưa bác sĩ, bé nhà em năm nay 3 tuổi rồi mà thường hay ốm vặt, sức đề kháng kém, cứ khoảng 2 tháng lại ốm, viêm họng, họ nên lại đi khám và uống kháng sinh, mình cũng biết là uống kháng sinh không tốt nhưng không uống lại không khỏi, mình thấy lo lắng vì trong giai đoạn thời tiết giao mùa hiện nay lúc nóng lúc lạnh, lại còn có dịch corona, sợ con bị ốm mà đến viện khám thì rất nguy hiểm, vậy làm sao để tăng đề kháng cho con trong giai đoạn này?

Trả lời:

Chào bạn,


Các trẻ ở lứa tuổi của bé cũng thường hay ốm, nên bạn đừng quá lo lắng. Khi bé bị ốm, bạn nhớ cho bé uống nước thường xuyên, dinh dưỡng đầy đủ 4 nhóm và đi khám để bác sĩ cho chỉ định thuốc hợp lý. Việc lạm dụng thuốc có thể làm cho bé bị rối loạn tiêu hóa, cũng như việc không chú ý cho uống đủ nước khi bị bệnh, kém ăn sẽ làm bé bị táo bón. Để tăng cường sức đề kháng cho bé, làm giảm bớt số lần bệnh và giảm rối loạn tiêu hóa, bạn có thể cho bé uống sữa có HMO, FOS và nucleotide. Thân ái,


Thân mến!


TS.BS.Phạm Diệp Thuỳ Dương

Giảng viên bộ môn Nhi Đại học Y Dược TP.HCM

Câu 3:

Bác sĩ ơi, con em sức đề kháng kém, hay ốm, em có nghe mọi người khuyên là chọn sữa cho con nên chú ý thành phần HMO có trong sữa để cho con sức đề kháng tốt, vậy thành phần HMO giúp gì cho hệ miễn dịch của các con, cho con bổ sung bao nhiêu là đủ và bổ sung như thế nào để cho con có sức đề kháng tốt nhất?

Trả lời:

Chào bạn,


HMO (Human Milk Oligosaccharides), tức là Oligosaccharides trong sữa mẹ. HMO là thành phần khô quan trọng thứ ba (# 8% phần rắn trong sữa mẹ), chỉ sau lactose 54% và chất béo 32%. HMO hỗ trợ hệ miễn dịch của trẻ nhỏ, bên cạnh các Protein tạo kháng thể. Ba vai trò chính của HMO trong tăng cường miễn dịch tại đường ruột và miễn dịch chung của toàn cơ thể là: Vai trò đầu tiên là Prebiotic, tức là làm thức ăn cho các vi khuẩn có lợi có trong đường ruột của bé. HMO hỗ trợ tối đa cho việc phát triển sức khỏe đường ruột, nuôi dưỡng lợi khuẩn, ức chế sự phát triển của vi khuẩn gây bệnh; từ đó xây dựng sự cân bằng cho hệ vi khuẩn đường ruột của bé. Vai trò thứ 2 là hoạt động như mồi nhử cho các tác nhân gây bệnh bám vào, thay vì vào thụ thể của tế bào, nên hạn chế được các bệnh lý viêm nhiễm đường tiêu hóa do các mầm bệnh khác nhau. Vai trò thứ 3: vì 1 số HMO băng qua niêm mạc ruột vào được trong máu nên kích thích các tế bào miễn dịch tiết ra các yếu tố bảo vệ, tăng cường sức đề kháng chung của toàn cơ thể.


Các nghiên cứu lâm sàng cũng cho thấy HMO giúp tăng cường hệ miễn dịch, giảm đáng kể nguy cơ nhiễm trùng đường ruôt, nhiễm trùng đường hô hấp và các bệnh nhiễm trùng nói chung. Nói vậy để thấy là cho con bú sữa mẹ là tốt nhất. Nếu bé của bạn không bú mẹ thì nên cho bé bú sữa có bổ sung HMO. Công nghệ ngày nay đã cho phép tổng hợp HMO, từ 10 đơn vị thành phần căn bản và 10 enzymes, để bổ sung vào sữa công thức cho trẻ, nhằm rút ngắn khoảng cách giữa sữa mẹ và sữa công thức. Những nghiên cứu gần đâu đã cho thấy những công thức dành cho trẻ nhỏ chứa HMO có thể giúp hỗ trợ hệ miễn dịch của những trẻ sử dụng sữa công thức. Lượng HMO trong các sữa công thức này đã được tính toán, nghiên cứu, bạn yên tâm nha.

Thân mến!


TS.BS.Phạm Diệp Thuỳ Dương

Giảng viên bộ môn Nhi Đại học Y Dược TP.HCM

Câu 4:

Em đang tìm hiểu sữa để đổi sữa cho con và thấy có sữa Similac được giới thiệu có chất HMO có trong sữa mẹ. Chất HMO này giúp bé có khả năng đề kháng tốt hơn. Tuy nhiên, thông thường đa phần trẻ em chỉ bú mẹ đến năm 2 tuổi. Vậy ngoài 2 tuổi ra, bé uống sữa có chất HMO này thì có còn tác dụng không ạ? Cảm ơn bác sĩ.

Trả lời:

Chào bạn,


Đúng là HMO giúp bé có khả năng đề kháng tốt hơn. Tổ chức Y tế Thế giới khuyến cáo cho bú mẹ hoàn toàn đến khi bé được 24 tháng tuổi và có thể kéo dài hơn nếu được. Khi ngưng sữa mẹ, sẽ là rất tốt nếu bé có thể tiếp tục uống sữa công thức có HMO. Bạn yên tâm nhé.

Thân mến!

TS.BS.Phạm Diệp Thuỳ Dương

Giảng viên bộ môn Nhi Đại học Y Dược TP.HCM

Câu 5:

Thưa bác sỹ, bé nhà mình hiện được hơn 2 tuổi, con mới chuyển từ ăn cháo sang ăn cơm được mấy tháng nay, bác sỹ có thể tư vấn cho mình chọn những thực phẩm nào đầy đủ chất dinh dưỡng và giúp con hấp thụ 1 cách tốt nhất để tăng cường sức khỏe có được không ạ?

Trả lời:

Chào bạn,

Tôi hiểu nỗi lo của bạn. Tuy nhiên, bạn đừng lo lắng quá. Nếu bé của bạn không có vấn đề gì về sức khỏe thì bé hoàn toàn có thể hấp thu thức ăn tốt và không cần có một chế độ dinh dưỡng đặc biệt nào. Điều cần thiết là cho bé ăn đầy đủ 4 nhóm dưỡng chất đường, đạm, béo, vitamin - chất khoáng - chất xơ và uống đủ sữa. Hãy chọn sữa có HMO và nucleotides, là những dưỡng chất giúp tăng cường sức đề kháng cho bé trong hiện tại và cả lâu dài về sau nữa đó bạn.

Thân mến!

TS.BS.Phạm Diệp Thuỳ Dương

Giảng viên bộ môn Nhi Đại học Y Dược TP.HCM

Câu 6:

Mong bác sĩ tư vấn giúp em về việc làm thế nào để con ăn đa dạng thức ăn ạ. Con em năm nay 6 tuổi, chuẩn bị vào lớp 1 nhưng lại rất kén ăn, món lạ không chịu thử. Em sợ lúc con đi học sẽ lười hoặc bỏ ăn gây thiếu chất dinh dưỡng. Bác sĩ có thể cho em lời khuyên nào để cải thiện việc kén ăn cho bé được không ạ? Cảm ơn bác sĩ

Trả lời:

Chào bạn,

Kén ăn là một vấn đề thường gặp ở trẻ em, có thể do không tập cho bé từ sớm, hoặc bé đã từng gặp rắc rối khi ăn món đó hoặc một món có hình thức tương tự. Ví dụ như có bé ăn bí đỏ bị nghẹn một lần, thì sau này gặp bất kỳ món gì màu vàng đều sợ không dám ăn. Bạn không nên thúc ép, hãy giới thiệu, mời bé nếm 1 chút từ từ, nếu bé từ chối không ăn thì để lần khác. Bạn hãy ăn món đó một cách tự nhiên, khen ngon, … lần lần bé sẽ có ý muốn tò mò thử. Thử xem nhé bạn. Chúc bé ăn giỏi chóng lớn!

Thân mến!

TS.BS.Phạm Diệp Thuỳ Dương

Giảng viên bộ môn Nhi Đại học Y Dược TP.HCM

Câu 7:

Con nhà em năm nay 5 tuổi nhưng em vẫn cho con ăn chế độ riêng, không ăn cùng với đồ ăn của cả gia đình. Đồ ăn của con em chỉ làm các món hấp/luộc hoặc hầm, tuyệt đối em không cho con ăn món rán, xào. Bạn bè với người thân của em nói chế độ ăn như vậy không tốt, vẫn phải cho con ăn đồ chiên xào. Bác sĩ cho em hỏi là việc em đang duy trì chế độ ăn như vậy cho con thì có sai không ạ? Nếu sai thì bác sĩ tư vấn giúp em chế độ ăn phù hợp và đảm báo sức khỏe cho bé với ạ.

Trả lời:

Chào bạn,

Thật là hay khi bạn có thể tránh hoặc hạn chế được cho bé món rán và món xào. Các món hấp, luộc hoặc hầm rất tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên, trong chế độ ăn của bé cũng cần phải có chất béo. Bạn có thể bổ sung cho bé chất béo từ dầu dinh dưỡng trẻ em vào trong chén thức ăn; sữa cũng là một nguồn chất béo tốt cho sức khỏe của bé.

Thân mến!

TS.BS.Phạm Diệp Thuỳ Dương

Giảng viên bộ môn Nhi Đại học Y Dược TP.HCM

Câu 8:

Thưa bác sĩ, cbi đến mùa hè thời tiết nóng bức tôi muốn cho các con đi tập bơi một là để các con tham gia một môn thể thao giúp phát triển chiều cao, hai là có kỹ năng bơi lội. Thế nhưng tôi lại sợ con đi bơi sẽ bị đau mắt, hay viêm họng rồi cảm ho sổ mũi... vậy tôi cần bổ sung những loại vitamin gì, hay cho các cháu ăn uống như thế nào để tăng cường sức đề kháng trong những ngày hè sắp tới giúp con khỏe mạnh. Cảm ơn bác sĩ nhiều.

Trả lời:

Chào bạn,


Bơi lội là môn thể thao rất tốt cho sự phát triển thể chất của trẻ. Tuy nhiên, bạn cần phải chọn hồ bơi đạt tiêu chuẩn vệ sinh, và sau khi bơi lên thì phải súc họng và nhỏ mắt bằng nước muối sinh lý. Việc bổ sung vitamin và dinh dưỡng tăng cường đề kháng luôn luôn là cần thiết. Hãy cho bé ăn uống đủ 4 nhóm dưỡng chất (đường, đạm, béo, vitamin - chất khoáng - chất xơ), uống đủ nước và sữa. Bạn nên chọn lựa sữa có HMO, nucleotides giúp bé có đề kháng tối ưu. Chúc bé có một mùa hè thật vui.

Thân mến!


TS.BS.Phạm Diệp Thuỳ Dương


Giảng viên bộ môn Nhi Đại học Y Dược TP.HCM

Câu 9:

Bé nhà em 5 tuổi và cực kỳ lười ăn, do thấy con không chịu ăn nhiều nên em phải cho bé uống sữa bù, mỗi ngày bé uống cả lít sữa, như vậy có đủ chất không ạ

Trả lời:

Chào bạn,


Có rất nhiều lý do làm cho bé biếng ăn. Bạn nên đưa bé đi khám để bác sĩ có thể xem các vấn đề một cách cụ thể và chi tiết thì tư vấn mới hiệu quả được nhé. Việc cho bé uống một ngày 1 lít sữa để thay cho việc ăn là không nên, vì bé ở tuổi này thì ăn là nguồn dinh dưỡng chủ yếu.


Thân mến!


TS.BS.Phạm Diệp Thuỳ Dương


Giảng viên bộ môn Nhi Đại học Y Dược TP.HCM

Câu 10:

Thưa bác sĩ, bác sĩ có thể cho em biết là dấu hiệu nào để nhận biết con hợp với loại sữa mới ạ? Bé tăng cân hay tăng chiều cao hay là cả hai? Bao lâu từ khi sử dụng sữa mới thì có thể thấy được sự thay đổi ạ? Bé nhà em năm nay 2 tuổi ạ.

Trả lời:

Chào bạn,


Khi bắt đầu cho bé uống một loại sữa mới, trong những ngày đầu tiên, bạn nên theo dõi các  biểu hiện bất thường về tiêu hóa nhằm phát hiện sớm các vấn đề về dung nạp. Còn để xem sữa có đủ dinh dưỡng không thì cần theo dõi cân nặng và chiều cao, mức độ thường xuyên tùy theo tuổi, càng nhỏ càng nên thường hơn. Bé 2 tuổi thì bạn có thể theo dõi cân nặng mỗi tháng và chiều cao mỗi 2-3 tháng bạn nhé. Chúc bé khỏe!


Thân mến!


TS.BS.Phạm Diệp Thuỳ Dương


Giảng viên bộ môn Nhi Đại học Y Dược TP.HCM

Câu 11:

Ngoài thị trường hiện nay có nhiều lọai sữa quá, mà sữa nào cũng đều nói mình là loại tốt nhất cho trẻ. Vậy bác sĩ có thể tư vấn cho em biết nên chọn sữa nào phù hợp với lứa tuổi của con không ạ ? Bé nhà em 6 tuổi rồi nhưng cũng còn uống sữa bột.

Trả lời:

Chào bạn,


Vì với những bạn trên 6 tuổi thì sữa không phải thực phẩm chính mà thực phẩm chính là cơm và các loại thịt, cá, chất béo, rau củ, quả. Sữa không phải là thực phẩm chính nhưng sẽ hỗ trợ tăng trưởng chiều cao, cân nặng tốt hơn. Nên với các bé trên 6 tuổi thì có thể uống sữa tươi hoặc sữa bột tùy theo sở thích. Nếu bé trên 6 tuổi, mà có cân nặng và chiều cao thấp hơn lứa tuổi thì ngoài các loại sữa có trên thị trường có thể  bổ sung các loại sữa có hàm lượng năng lượng cao, đồng thời bổ sung nhiều vitamin và khoáng chất giúp giảm biếng ăn và tăng trưởng thể chất tốt hơn cho trẻ.


Thân mến!


PGS. TS. BS. Nguyễn Thị Việt Hà


Phó trưởng bộ môn Nhi, Đại học Y Hà Nội

Câu 12:

Chuyên gia cho mình hỏi dưỡng chất IQ Plus của sữa Similac có gì đặc biệt không ah? Sao lại tốt cho trí não ạ

Trả lời:

Chào bạn,


Hệ dưỡng chất trong IQ plus có lutein, vitamin E tự nhiên. Bản chất lutein là carotenoid tập trung nhiều trong mắt, hàm lượng lutein trong mắt cao gấp khoảng 100 lần trong máu. Đây là dưỡng chất có nhiều trong sữa mẹ, đặc biệt là sữa non. Lutein tập trung nhiều trong các vùng của não  có liên quan đến học hỏi và trí nhớ. Với sự có mặt của lutein sẽ có tác dụng chống oxy hoá đặc biệt oxy hoá DHA, kích thích biệt hoá các tế bào thần kinh, với nồng độ cao ở hoàng điểm có tác dụng gia tăng tốc độ xử lý thông tin ở não bộ. Ngoài ra Lutein còn có tác dụng chống viêm, gia tăng các kết nối thần kinh. Vitamin E tự nhiên có nhiều trong sữa mẹ, Trong hệ dưỡng chất IQ vitamin E có tác dụng giảm oxy hoá DHA. Nếu kết hợp 2 thành phần này lại với nhau sẽ tăng cường nhận thức cho trẻ.


Thân mến!


PGS. TS. BS. Nguyễn Thị Việt Hà


Phó trưởng bộ môn Nhi, Đại học Y Hà Nội

Câu 13:

Similac ngoài DHA còn dưỡng chất nào tốt cho trí não trẻ nữa không?

Trả lời:

Chào bạn,


Trong sữa Similac ngoài DHA còn có lutein và vitamin E tự nhiên giúp phát triển trí tuệ cho trẻ được tốt. Lutein là một chất có tác dụng chống oxy hoá, gia tăng khả năng biệt hoá và phát triển tế bào não, phát triển các kết nối thần kinh làm gia tăng khả năng nhận thức của trẻ. Bổ sung vitamin E tự nhiên còn có tác dụng giảm sự oxy hóa DHA làm gia tăng hơn nữa khả năng nhận thức cho trẻ.


Thân mến!


PGS. TS. BS. Nguyễn Thị Việt Hà


Phó trưởng bộ môn Nhi, Đại học Y Hà Nội

Câu 14:

Em nghe mấy mẹ hay cho con uống sữa Similac, cho em hỏi về dưỡng chất IQ Plus có trong sữa Similac có gì đặc biệt hơn so với các loại sữa khác? Vì sao lại tốt cho trí não?

Trả lời:

Chào bạn,


Hệ dưỡng chất trong IQ plus có lutein, vitamin E tự nhiên. Bản chất lutein là carotenoid tập trung nhiều trong mắt, hàm lượng lutein trong mắt cao gấp khoảng 100 lần trong máu. Đây là dưỡng chất có nhiều trong sữa mẹ, đặc biệt là sữa non. Lutein tập trung nhiều trong các vùng của não có liên quan đến học hỏi và trí nhớ. Với sự có mặt của lutein sẽ có tác dụng chống oxy hoá đặc biệt oxy hoá DHA, kích thích biệt hoá các tế bào thần kinh, với nồng độ cao ở hoàng điểm có tác dụng gia tăng tốc độ xử lý thông tin ở não bộ. Ngoài ra Lutein còn có tác dụng chống viêm, gia tăng các kết nối thần kinh. Vitamin E tự nhiên có nhiều trong sữa mẹ, Trong hệ dưỡng chất IQ vitamin E có tác dụng giảm oxy hoá DHA. Nếu kết hợp 2 thành phần này lại với nhau sẽ tăng cường nhận thức cho trẻ


Thân mến!


PGS. TS. BS. Nguyễn Thị Việt Hà


Phó trưởng bộ môn Nhi, Đại học Y Hà Nội

Câu 15:

Bé nhà mình mới học mẫu giáo thôi, nếu như sắp tới đi học trở lại mình rất lo cho sức khỏe của con, mùa hè các con nô đùa dễ ra mồ hôi, rồi ngồi điều hòa, chạy ra chạy vào nhiều sợ thay đổi nhiệt độ liên tục con dễ ốm sốt, mình muốn tăng cường thêm sức đề kháng cho con thì nên bổ sung dinh dưỡng thế nào cho hợp lý ạ?

Trả lời:

Chào bạn,


Bé ở độ tuổi mẫu giáo, để tăng cường sức đề kháng cho con mẹ cần làm các việc sau:

1. Tiêm phòng đầy đủ cho con theo lich.

2. Khám và điều trị cho con khi có bệnh theo y lệnh của bác sỹ, không tự ý mua thuốc và tự điều trị cho con.

3. Chế độ dinh dưỡng đầy đủ và cân đối.

4. Bổ sung vitamin và khoáng chất qua rau xanh, quả chín.

5.Vệ sinh môi trường, tay, mũi họng và tránh tiếp xúc với các nguồn bệnh, nơi đông người


Thân mến!


PGS. TS. BS. Nguyễn Thị Việt Hà


Phó trưởng bộ môn Nhi, Đại học Y Hà Nội

Câu 16:

Có thực sự là tập thể dục hàng ngày sẽ tăng cường sức khỏe và sức đề kháng giúp cơ thể khỏe mạnh hơn không ạ?

Trả lời:

Chào bạn,


Bản thân tập thể dục không trực tiếp tăng cường sức đề kháng. Khi tập thể dục cơ thể tăng cường chức năng hoạt động vủa các cơ quan, tăng chuyển hoá thải loại các chất thừa dự trữ trong cơ thể, nhờ vậy điều hoà hệ thống thần kinh, nội tiết, thể dịch của cơ thể giúp cơ thể cân bằng, khoả mạnh và kích thích đáp ứng miễn dịch phù hợp, nhờ vậy mà tăng sức đề kháng


Thân mến!


PGS. TS. BS. Nguyễn Thị Việt Hà


Phó trưởng bộ môn Nhi, Đại học Y Hà Nội

Câu 17:

Bạn nhà em năm nay sẽ vào tiểu học, chắc chắn con sẽ vận động nhiều hơn khi con học mẫu giáo, mình muốn tìm thực phẩm bổ sung để tăng cường trí thông minh và phát triển chiều cao cho con

Trả lời:

Chào bạn,


Bận cần cho con ăn chế độ ăn đầy đủ và cân đối các chất đạm, mỡ, đường theo độ tuổicủa con (có thể tham khảo trên website của viện dinh dưỡng), Ngoài ra có thể bổ sung sữa, ARA, DHA, vitamin A, E


Thân mến!


PGS. TS. BS. Nguyễn Thị Việt Hà


Phó trưởng bộ môn Nhi, Đại học Y Hà Nội

Câu 18:

Con tôi kén ăn nên ở nhà được bà và mẹ chăm cho ăn uống rất khó. Mấy tuần qua bé ở nhà, bà nấu nhiều món bé thích, nêm nếm vừa miệng bé nên tình hình thấy khá hơn, bé ăn nhiều hơn lúc đi học, người cũng tròn trịa. Tôi lo khi đi học bán trú giống thời gian trước việc ăn uống không đảm bảo nữa. Có cách nào để duy trì chế độ ăn như ở nhà không ạ?

Trả lời:

Chào bạn,


Khẩu phần dinh dưỡng tại các nhà trẻ được kiểm soát và quản lý tốt bởi các Ban ngành, Sở Giáo dục sẽ đảm bảo nhu cầu năng lượng và sự cân đối năng lượng phù hợp cho con mẹ tăng trưởng và phát triển nếu con ăn đủ suất ăn tại nhà trẻ. Ăn đa dạng sẽ giúp con xây dựng được thói quen ăn uống lành mạnh và sức khoẻ tốt hơn. Ăn kén chọn thực phẩm thì con có thể ăn được nhiều một số thức ăn nhưng dễ dẫn đến chán khi ăn nhiều, khi đó điều chỉnh chế độ dinh dưỡng sẽ khó khăn hơn. Khi con đi học mẹ cần tìm hiểu và trao đổi với cô giáo về thực đơn của con tại nhà trẻ cũng như lượng thức ăn con ăn được để biết con có nhận đủ năng lượng không? Nếu con ăn hết suất tại trường thì về nhà em chỉ cần cho con ăn thêm số bữa con thiếu (trẻ 4 tuổi nên ăn 5 bữa/ngày trong đó có 3 bữa chính và 2 bữa phụ) theo sở thích của con là được. Ngoài ra có thể bổ sung rau xanh, quả chín để tăng cường vitamin và khoáng chất cho con.


Thân mến!


PGS. TS. BS. Nguyễn Thị Việt Hà


Phó trưởng bộ môn Nhi, Đại học Y Hà Nội

Câu 19:

Bé nhà em mới 1 tuổi thôi, nhưng em lo xa nên hỏi trước, em thấy trên fb có mấy chị hay tập chơi cho con mấy trò chơi màu sắc, cảm giác, cảm âm này kia.... Em thắc mắc là trẻ chỉ mới tầm có 12 tháng mà đã cho chơi vậy rồi, liệu bé có cảm nhận và tiếp thu được ko? Vì em nghĩ nếu những trò đó thì bé 2 tuổi trở lên thì mới có ý thức nhiều để cảm nhân, xin chuyên gia cho ý kiến

Trả lời:

Chào bạn,


Trẻ 1 tuổi, về cơ bản đã có thể tiếp nhận các thông tin thông qua hệ thống giác quan rồi phụ huynh nhé! Chỉ là sự đáp trả của bé 1 tuổi sẽ rất khác so với chúng ta: không trả lời lại hay nói rành mạch con thích cái này, cái kia hoặc con đang cảm thấy điều gì. Vậy nên, việc chúng ta cho các con chơi những trò chơi về màu sắc, âm thanh, sờ chạm là 1 hoạt động tích cực nhé. Chỉ có điều, chúng ta cần lưu ý đến việc giao tiếp, nói với con về những điều đó để não trẻ tiếp nhận dữ liệu đầy đủ và theo đó, con sẽ lớn lên từng ngày với vốn hiểu biết sự vật, hiện tượng phong phú. Hãy cứ mạnh dạn chơi cùng con, bày trò cùng con vì con hiểu và đang lớn dần từng ngày ạ!


Thân mến!


TS. Tô Nhi A


Giảng viên trường Cao đẳng Sư phạm Trung ương TP. HCM

Câu 20:

Chuyên gia có thể hướng dẫn em các trò chơi vận động ngay tại nhà không ạ? Mùa dịch này em ko cho bé đi ra ngoài, nên ở nhà hoài bé cũng bớt vận động đi nhiều lắm

Trả lời:

Chào bạn,


Quả nhiên khi thực hiện các trò chơi vận động mà không gian hẹp thì cũng gặp một số khó khăn phụ huynh nhỉ!


Tuy nhiên, chúng ta có rất nhiều hoạt động có thể thực hiện: bật tại chỗ, gập bụng, tập yoga và nếu bí quá, phụ huynh cứ tìm kiếm thông tin từ internet để tập theo các video hướng dẫn tập thể dục tại nhà nhé!


Cần lưu ý rằng việc vận động cùng con không chỉ là nhằm phát triển thể chất, đó còn là hoạt động mang tính gắn kết và xây dựng tình cảm giữa trẻ và cha mẹ rất tích cực nữa ạ!


Thân mến!


TS. Tô Nhi A


Giảng viên trường Cao đẳng Sư phạm Trung ương TP. HCM

Câu 21:

Bé gái nhà em 7 tuổi, bé cũng chịu học nhưng ko tập trung bác sĩ ơi, mỗi lần fai đợi mẹ nhắc mơi chịu học, hoặc fai thúc ép thời gian mới chịu học? Có cách nào để bé tập trung hon ko ạ? Em cám ơn nhiều

Trả lời:

Chào bạn,


Con 7 tuổi và chưa thể tự giác tập trung trong 1 khoảng thời gian dài (từ 25 phút trở lên) cho việc học tập là biểu hiện tâm lý bình thường phụ huynh nhé!


Để con tập trung thực sự chúng ta phải hỗ trợ con bằng cách cùng ngồi với trẻ, ba mẹ có thể không cần giảng bài nhưng cần ngồi đồng hành và cũng không sử dụng smartphone. Gia đình cần triệt tiêu tối đa các yếu tố gây nhiễu trong khoảng thời gian con học: bật tivi, bày thức ăn, trò chuyện cùng nhau...


Theo thời gian, sự phát triển các năng lực tâm lý của con sẽ phát triển và gia tăng sự tập trung học tập. Phụ huynh yên tâm và bình tĩnh đồng hành cùng con nhé!


Thân mến!


TS. Tô Nhi A


Giảng viên trường Cao đẳng Sư phạm Trung ương TP. HCM

Câu 22:

Bé nhà mình rất là hiếu động, con hơn 2 tuổi nên thường nghịch phá k chịu ngồi chơi cho mẹ làm việc, chuyên gia có thể tư vấn giúp mình các trò chơi giúp bé tập trung để không phá mẹ được không ạ

Trả lời:

Chào bạn,


Ôi, thật vui mừng vì con bạn 2 tuổi và hiếu động. Trong đô tuổi này, nhu cầu của các con là được quan tâm và được khám phát không gian xung quanh mình. Thế nên, cần hiểu rằng biểu hiện của con là rất hợp lý.


Vấn đề ở đây là chúng ta sẽ phải thu xếp thời gian để cùng chơi với con mà vẫn đảm bảo cơ bản những việc khác bằng cách bố trí lại lịch sinh hoạt, lịch làm việc phụ huynh nhé!


Song song đó là các trò chơi có thể cho bé chơi 1 mình: xếp mô hình, tô màu, chơi đất sét,... Tuy nhiên, đừng kì vọng rằng các trò chơi sẽ ""cứu rỗi"" chúng ta. Hãy đón nhận sự phát triển của trẻ và đồng hành cùng trẻ bạn nhé!


Thân mến!


TS. Tô Nhi A


Giảng viên trường Cao đẳng Sư phạm Trung ương TP. HCM

Câu 23:

Bé trai nhà em được 4 tuổi rồi, dạo gần đây nghĩ học ở nhà 2 mẹ con chơi với nhau suốt. Thường bọn em hay chơi đất nặn, tô màu, chơi mãi giờ bé bắt đầu chán rồi. Chị có thể tư vấn thêm cho em một số trò chơi kích thích được trí tò mò và sáng tạo cho bé được không.

Trả lời:

Chào bạn,


Chúng ta hãy cùng con chuyển sang đọc sách, kể chuyện với những nhân vật cho sẵn, cùng con làm những việc nhà đơn giản, tập thể dục theo video phụ huynh nhé!


Cũng có thể linh hoạt mỗi ngày 2-3 trò chơi, trộn lẫn vào nhau thì con sẽ không chán đâu ạ!


Thân mến!


TS. Tô Nhi A


Giảng viên trường Cao đẳng Sư phạm Trung ương TP. HCM

Câu 24:

Bé nhà em cứ hay bám vào ti vi lắm chị ạ, khi nào em rảnh thì mới chơi được với con, không là con lại xem ti vi thôi. Mà em không đến cơ quan thì ở nhà vẫn phải làm việc online và nấu nướng các kiểu nữa. Em đang tìm một vài trò vận động nào đó cho bé để bé tăng cường sức khỏe, tiêu hao năng lượng thì ăn uống mới ngon miệng hơn và cũng đỡ phụ thuộc vào thiết bị công nghệ nữa. Chị tư vấn giúp em nhe.

Trả lời:

Chào bạn,


Bé nghiện ti vi và smartphone đang nỗi lo của rất nhiều phụ huynh và cũng là vấn đề mà nhiều trẻ đang gặp phải.  Để khắc phục tình trạng này, việc phụ huynh dành thời gian hoặc hỗ trợ con có những hoạt động đa dạng là điều vô cùng cần thiết. Vậy nên, bạn cần phải nghiêm túc trong việc thu xếp thời gian làm việc và xem khoảng thời gian chơi cùng con là 1 công việc nghiêm túc, vì rõ ràng 1 trong những nhiệm vụ cũng như hạnh phúc của chúng ta là ở quá trình trưởng thành của con.


Một vài trò chơi vận động tại nhà có thể kể đến: bơi lội, bóng rổ, leo núi địa hình,... và 1 số hoạt động vận động tại nhà: bật nhảy, plank, gập bụng, hoặc tập theo các video có sẵn trên internet. Nhưng cuối cùng, bạn thấy không mọi hoạt động sẽ hấp dẫn con hơn, con hào hứng với nó hơn là xem tivi khi con được làm cùng bố mẹ! Rồi các con sẽ lớn dần và cơ hội để chúng ta gần gũi với con sẽ ít dần vì các con sẽ có xu hướng kết nối với bạn bè nhiều hơn.


Cố gắng bạn nhé!


Thân mến!


TS. Tô Nhi A


Giảng viên trường Cao đẳng Sư phạm Trung ương TP. HCM

Câu 25:

Con nhà em rất thích mua nhiều đồ chơi mới, mà mua vài hôm lại chán, lại vòi vĩnh mua đồ chơi mới. Cho em hỏi về trò chơi dành cho trẻ còn nhỏ từ 2-5 tuổi, làm sao để bé không mau chán?

Trả lời:

Chào bạn,


Biểu hiện mau chán đồ chơi trong khoảng 2-5 tuổi là biểu hiện rất bình thường phụ huynh nhé! Ngược lại, nếu trẻ trong đô tuổi này chỉ chăm chăm nỗi bận tâm vào duy nhất 1 món đồ chơi thì mới đáng lo ạ. Vì vậy, hãy đừng mong con mình không được chán đồ chơi mà hãy tập trung vào việc hướng dẫn con những điều như sau:


1. Dọn dẹp và bảo quản đồ chơi để chơi được lâu hơn; đồng thời con cũng trách nhiệm và ngăn nắp hơn.


2. Cùng con chơi 1 cách mới mẻ bằng việc biến tấu những món đồ chơi cũ. Hãy cố gắng chơi cùng con vì rất có ý nghĩa cho con ạ.


3. Cùng con thỏa thuận những trường hợp nào thì được mua đồ chơi và lúc nào thì không là không. Điều này giúp trẻ bớt đòi hỏi, biết thông cảm và kỉ luật hơn.


Thân mến!


TS. Tô Nhi A


Giảng viên trường Cao đẳng Sư phạm Trung ương TP. HCM

Câu 26:

Trước đây bé nhà em ít khi rửa tay, gần đây do dịch bệch để phòng trách dịch cần rửa tay nhiều, bé nghỉ học ở nhà em kèm nhiều, nên bé có thói quen tốt là thường xuyên rửa tay đặc biệt là trước khi ăn. Làm thế nào để con duy trì được thói quen tốt này khi quạy lại trường?

Trả lời:

Chào bạn,


Rất đáng khen vì cả nhà đã cùng với bé thiết lập được thói quen tốt như vậy.


Việc quay trở lại trường trong thời gian này chắc chắn con sẽ được Thầy Cô ở trường nhắc nhở thường xuyên việc rửa tay và giữ gìn vệ sinh, phụ huynh đừng quá lo lắng.


Song song đó, chúng ta vẫn cùng con duy trì thói quen này bằng cách thực hiện tại nhà; lúc con đến lớp thì có thể luôn sẵn sàng trong hành trang của con 1 chai nước rửa tay khô và nhắc con hãy sử dụng thường xuyên. Như vậy, con sẽ luôn củng cố hành vi và giữ được thói quen tốt này phụ huynh nhé!


Thân mến!


TS. Tô Nhi A


Giảng viên trường Cao đẳng Sư phạm Trung ương TP. HCM

Câu 27:

Con em mới vào lớp 1 năm nay, bé vốn nhát nên trước đây phải mất một khoảng thời gian khá lâu con mới hòa nhập được với trường lớp. Vậy mà mới được học kỳ đầu thì dịch ập tới, ở nhà vài tháng bây giờ cứ nghe em nhắc đến chuyện đi học trở lại là con khóc. Em nên làm gì để giúp con hứng thú quay lại trường sau giai đoạn này ạ?

Trả lời:

Chào bạn,


Trẻ mới bắt đầu vào lớp 1 và phải nghỉ gián đoạn 1 thời gian dài thì những biểu hiện không muốn quay lại trường, không duy trì được nề nếp là diễn biến hết sức bình thường. Khi hiểu điều này, phụ huynh sẽ giảm đi nỗi hoang mang và tránh được những hành xử tiêu cực với trẻ. Không nên quát nạt, hù dọa hay nói với trẻ những nội dung đáng sợ về trường học: ""thế này thì cô sẽ phạt"", ""thế này thì đi học sẽ bị chê cười"",... những điều này càng làm cho trẻ gia tăng sự chống đối. Thay vào đó, phụ huynh cần thiết lập chế độ sinh hoạt giờ giấc cho trẻ trước khi trẻ quay lại trường: giờ ngủ, giờ ăn, thức dậy, các khoảng thời gian dành cho việc học tập,... Điều này sẽ giúp trẻ dần khôi phục lại nề nếp. Song song đó, hãy nói với trẻ về những điều thú vị gì đang chờ đón các con quay trở lại trường học. Khi chúng ta ôn hòa nhưng kỉ luật thì sự bướng bỉnh của trẻ cũng không có cơ hội để bùng nổ.


Thân mến!


TS. Tô Nhi A


Giảng viên trường Cao đẳng Sư phạm Trung ương TP. HCM

Câu 28:

Em đang lo sang tuần con đi học, do nghỉ nhiều quá, quen hơi bố mẹ ở nhà liên tục như vậy rồi, giờ đến trường lại không quen, có cách làm sao giúp con quen môi trường mới không bác sĩ ?

Trả lời:

Chào bạn,


Rất có thể con sẽ không quen và quấy khóc, chống đối ạ, vì đây là những diễn biến tâm lý bình thường khi các con phải xa bố mẹ và trở lại trường học trong độ tuổi còn quá nhỏ. Hiểu như vậy để chúng ta cùng chủ động chuẩn bị cho con nhé! Trước hết là điều chỉnh lịch sinh hoạt trước đó để con không bỡ ngỡ; mô tả những vui vẻ tích cực ở trường cho con, không dùng việc ""đi học lại"" như một câu đe dọa trẻ; cuối cùng là chủ động đón những ngày đầu chưa vui vẻ của con, cùng phối hợp với giáo viên để con quay trở lại trường một cách hạnh phúc ạ!


Thân mến!


TS. Tô Nhi A


Giảng viên trường Cao đẳng Sư phạm Trung ương TP. HCM

Câu 29:

Con đi học lại khi đến lớp sợ con quên lời mình dặn, vẫn vô tư đùa giỡn với bạn cùng lớp, thì mình làm cách nào để con tránh va chạm tiếp xúc quá gần với bạn thưa TS?

Trả lời:

Chào bạn,


Phụ huynh cũng cần phải thừa nhận nhu cầu được giao tiếp, chơi đùa cùng các bạn vốn là 1 nhu cầu quan trọng của trẻ, việc mong muốn hạn chế bớt là điều khó thực hiện. Cứ băn khoăn về điều này, chỉ làm gia tăng nỗi lo của phụ huynh và làm trẻ căng thẳng thêm thôi ạ!


Chúng ta vẫn cứ duy trì những điều đang làm trong mùa dịch: tập cho trẻ thói quen rửa tay, giữ gìn vệ sinh cơ thể; và phối hợp tốt với nhà trường để thực hiện các biện pháp giữ an toàn vệ sinh cho trẻ. Trẻ trong đô tuổi đến trường vốn đã có thể hiểu về thông tin dịch bệnh qua hình ảnh và ghi nhớ những hướng dẫn bảo vệ bản thân mà người lớn dạy dỗ. Tuy nhiên, tốt nhất vẫn là sự quan sát và nhắc nhở thường xuyên của cha mẹ và giáo viên dành cho trẻ khi ở nhà hoặc ở trường. Tuy nhiên, phụ huynh cũng cần yên tâm là nhà trường vốn cũng đã đang rất nỗ lực để thực hiện các biện pháp phòng tránh dịch bệnh cho các con. Vậy nên, chúng ta cứ bình tĩnh cùng phối hợp chặt chẽ với nhà trường ạ.


Thân mến!


TS. Tô Nhi A


Giảng viên trường Cao đẳng Sư phạm Trung ương TP. HCM

Câu 30:

Con trai em rất ham chơi game làm sao để bé bớt mê game lại ạ. Con em 5 tuổi, nói chung là nếu ko cho chơi game là bé làm như giặc khóc rên la các kiểu cả nhà không chịu nổi lun

Trả lời:

Chào bạn,


Có thể thấy, 1 trong những nguyên nhân để trẻ không thể hạn chế chơi game chính là ""cả nhà không chịu nổi lun"" đấy ạ. Để giáo dục 1 bạn nhỏ, thực chất, chính người lớn phải bước qua được bản thân mình đã.


Để có thể cai nghiện game cho con bạn, bạn cần lưu ý những điểm sau:

1. có 1 lịch trình thay thế phù hợp, bạn cần trả lời: nếu con không chơi game thì mình sẽ cho con làm gì? ai sẽ làm điều đó cùng con? (vì trẻ không thể 1 mình ngay lập tức chuyển đồi hoạt động);

2. thời gian cắt giảm game phải diễn ra từ từ và giảm dần, không được dừng đột ngột;

3. người lớn trong nhà cần thỏa thuận và đồng lòng cùng nhau để kiên định với tiếng khóc của trẻ (vì trẻ đã hiểu tiếng khóc của mình có giá trị nên sử dụng như vũ khí, cả nhà cần biểu hiện 1 thái độ khác để trẻ thấy tiếng khóc của mình vô dụng).

4. Người lớn cần chủ động thay đổi để làm gương cho con, nếu người lớn trong nhà cũng suốt ngày sử dụng thiết bị điện tử.


Chúc cả nhà thành công với việc điều chỉnh hành vi cho con!


Thân mến!


TS. Tô Nhi A


Giảng viên trường Cao đẳng Sư phạm Trung ương TP. HCM