Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO), mỗi năm toàn cầu xảy ra khoảng 40 triệu vụ ngộ độc
. Một nửa số ca tử vong trên thế giới có liên quan tới lương thực, thực phẩm. Riêng khu vực châu Á - Thái Bình Dương chiếm tới 50%. Đến nay, thực phẩm bẩn không chỉ là vấn đề của một quốc gia riêng lẻ mà là vấn nạn của toàn thế giới, vừa gây tổn hại về sức khỏe vừa tổn thất nghiêm trọng về kinh tế.Ở các nước đang phát triển
, ước tính mỗi năm có 1/3 dân số bị ảnh hưởng bởi các bệnh do thực phẩm không an toàn gây ra, trong đó tiêu chảy do thực phẩm và nước bị ô nhiễm là nguyên nhân gây tử vong hàng năm cho khoảng 2,2 triệu người trong đó hầu hết là trẻ em.Ông Nguyễn Mạnh Hùng, Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Hội Tiêu chuẩn và Bảo vệ người tiêu dùng Việt Nam (VINATAS)
nhìn nhận tiêu thụ thực phẩm bẩn làm gia tăng các bệnh như béo phì, tiểu đường, bệnh tim và một số bệnh ung thư. Theo thống kê, số lượng người thừa cân và béo phì tiếp tục tăng trên phạm vi toàn cầu do tác động của chế độ ăn không lành mạnh. Chi phí chống béo phì ước tính lên đến 2 nghìn tỷ USD mỗi năm. Tác hại của thực phẩm ô nhiễm lên sức khỏe con người được cho là vượt quá tác hại của hút thuốc lá. Đây là một vấn nạn của cả thế giới, đặc biệt là các nước đang phát triển. Riêng tại Việt Nam, an toàn thực phẩm vẫn là một trong những mối quan tâm hàng đầu của toàn xã hội.