Để lần chuyển dạ dễ dàng, mẹ tròn con vuông, các sản phụ cần học cách thở và rặn khoa học và làm theo hướng dẫn của bác sĩ sản khoa.




Top việc 'lạ đời' mẹ bầu thường làm để dễ sinh conChọn giờ đẹp đón con chào đờiChết não 2 tháng vẫn sinh con khỏe mạnh




Chuyển dạ là gì?Chuyển dạ là từ khi sản phụ bắt đầu có những cơn co tử cung thưa và từ nhẹ đến mạnh dần. Sản phụ chuyển dạ nếu có những dấu hiệu: Cảm thấy đau mỗi khi bụng gò cứng, ra nhớt hồng, nước ối...


Thời gian từ lúc chuyển dạ đến lúc sinh: Con so: khoảng 16 - 24h. Con rạ: khoảng 8 -16h.


Nhận biết chu kỳ cơn co tử cung:Lúc bắt đầu chuyển dạ thì cơn gò tử cung thường ngắn, kéo dài khoảng 10 đến 15 giây và tần số xuất hiện thường dài như 10 phút có một cơn co. Các cơn co này thường gây đau nhẹ. Sau đó, càng gần đến lúc rặn sinh thì cơn co kéo dài hơn khoảng 15 - 20 giây rồi 20 - 30 giây, và lúc cơn co kéo dài khoảng 30 - 40 giây là lúc em bé sắp ra đời. Sự xuất hiện các cơn co cũng thường xuyên hơn, 10 phút sẽ có 3 cơn co và khi 10 phút có hơn 3 cơn co và sản phụ đau bụng dữ dội là thời điểm rặn đã đến.


Thở, rặn đúng cách để sinh con thuận lợiNhư vậy, cơn co tử cung mang tính chất chu kỳ, với mỗi một cơn gò tử cung thường có 3 thì: thì co, thì kéo dài và thì nghỉ. Ở thì co, thai phụ thường cảm giác bụng cứng lên, cảm giác đau đớn tăng dần, đau đạt đỉnh điểm ở thì kéo dài, sau đó cảm giác đau sẽ giảm dần và không cảm thấy đau nữa ở thì nghỉ. Khoảng cách giữa các cơn gò tử cung là thì nghỉ, đó là những thời điểm để thai phụ phục hồi sức lực, chuẩn bị tập trung vào thì co và thì kéo dài để chịu đau và rặn có hiệu quả. Như vậy, đau rồi hết đau, rồi đau, rồi hết đau… lặp đi lặp lại cho đến khi em bé được sinh ra.





Cách thở khi chuyển dạTS.BS Huỳnh Thị Thu Thủy, Phó Giám đốc - BV Từ Dũ cho biết, dựa theo tính chất chu kỳ của cơn gò tử cung, sản phụ sẽ chú ý, tập trung vào hơi thở.


Khi bắt đầu cảm nhận đau, nghĩa là khi bắt đầu thì co, có cơn co xuất hiện, thai phụ nên tập trung vào hơi thở để tập thở nhanh dần. Hít vào bằng mũi và thở ra bằng miệng. Cơn đau càng tăng thì thở càng nhanh hơn và nông hơn, tần suất nhịp thở tăng dần ở thì kéo dài.




Cảm nhận đau càng nhiều thì thở càng nhanh hơn. Ở thì thở ra làm sao tạo được tiếng rít gần như tiếng huýt sáo nhỏ. Đến khi cảm nhận bớt đau thì thở chậm lại và thở sâu hơn, tần suất nhịp thở giảm dần.


Ở thì nghỉ giữa các cơn co tử cung, sản phụ nên thở sâu và nhẹ nhàng bình thường để lấy lại năng lượng đã bị mất đi khi thở nhanh, nông ở thì co và tích trữ năng lượng cho lần thở của cơn đau kế tiếp… Nên thư giãn toàn thân là tốt nhất.


Cách rặn khi sinhSản phụ nằm ngửa, người cong hình chữ C. Nữ hộ sinh lưu ý, sản phụ không nên ngửa đầu ra hay chống cơn đau bằng cách cắn môi đến chảy máu, vì như thế sẽ không đủ lực để đưa bé ra ngoài.


Khi có cơn co, lấy 2 hơi thở sâu, kế đó hít một hơi dài, giữ hơi và bắt đầu rặn. Cách rặn giống như khi rặn đi vệ sinh. Khi rặn, sản phụ nên tựa cằm vào ngực, mắt nhìn xuống rốn. Hết hơi, sản phụ nên rặn tiếp và hít một hơi thở sâu khác. Giữ hơi và tiếp tục rặn, đến khi hết cơn co tử cung.


Ở người sinh con so, cuộc rặn sinh như vậy thường kéo dài từ 30 - 40 phút chia thành nhiều đợt rặn sau đó mới xổ thai được. Ở người con rạ thì cuộc rặn ngắn hơn từ 20 - 30 phút.


Thì xổ đầu thai nhi là quan trọng nhất. “Đầu xuôi đuôi lọt”, thường là như vậy. Bác sĩ sẽ tiếp tục đỡ sinh, chủ động kéo thân hình, mông và chân tay em bé ra khỏi cửa mình của mẹ, cuộc rặn sinh xem như kết thúc. Tuy nhiên, có một số trường hợp bé quá to, cân nặng quá lớn có thể gây khó khăn ở thì xổ vai, kẹt vai. Lúc này các bác sĩ sẽ thực hiện một số thủ thuật để đỡ em bé… Có thể có một vài rắc rối, biến chứng khi kẹt vai nhưng thường thì ít ảnh hưởng đến sức khỏe của em bé, khả năng hồi phục của bé rất nhanh và ít khi để lại biến chứng…


http://phununews.vn/lam-me/tho-ran-dung-cach-de-sinh-con-thuan-loi-79560.html