Rừng được coi là Lá Phổi Xanh của Trái Đất, là nguồn sống xanh của con người. Nhưng không phải ai cũng nghĩ tới điều đó. Rừng đang trong tình trạng bị đe dọa nghiêm trọng, nạn chặt phá rừng hiện nay đang ở mức báo động. Nếu như con người không biết trân quý cái gọi là cuộc sống xanh này và bảo vệ rừng thì cuộc sống của con người đang bị hủy hoại bởi chính bàn tay con người chúng ta.


Diện tích hệ sinh thái rừng tự nhiên trên khắp cả nước bị suy giảm một cách nghiêm trọng. Trong đó, theo như con số thống kê còn cho biết độ che phủ rừng chỉ còn nằm trong con số là chưa đầy 40%. Diện tích mặt hệ sinh thái rừng nguyên sinh còn khoảng 10%.Nạn chặt phá rừng không những làm ảnh hưởng đến lá phổi xanh của Trái Đất mà còn đó kéo theo rất nhiều những hệ lụy khác mà chính con người chúng ta phải gánh chịu. Rừng mất đồng nghĩa với việc con người phải gánh chịu những thiên tai như: Lũ quét, lũ đầu nguồn, sạt lở đất, biến đổi khí hậu khiến trái đất nóng dần lên làm cho băng tan ở Bắc Cực khiến cho mực nước biến ngày một dâng lên,… Đây là một phần cơn giận giữ của Mẹ thiên nhiên đối với sự phản kháng lại sự tàn phá thiên nhiên của con người.


Nạn phá rừng ở Việt Nam đã diễn ra từ rất lâu, mức độ của tình trạng này ngày càng tăng cao trong cuộc sống hiện tại. Có 2 nguyên nhân chính dẫn tới nạn chặt phá rừng đó là:


Nguyên nhân khách quan


- Do nền kinh tế của Việt Nam hiện nay đang trên đà phát triển, kéo theo đó là rất nhiều những yếu tố trong xã hội tăng lên nhưng trong khi đó điều kiện kinh tế của người dân vẫn chưa có nhiều sự thay đổi tiến bộ.


- Do những nhu cầu mua bán và trao đổi gỗ quý dẫn tới việc người dân lên rừng tìm và chặt gỗ buôn bán lậu để kiếm tiền.

hình ảnh


Nguyên nhân chủ quan


- Do việc quy hoạch rừng để làm nhà máy, trang trại, xây thủy điện,… Chưa thực sự có những chính sách hợp lý.


- Do bà con đồng bào dân tộc thiểu số vẫn còn những tập tục như đốt rừng làm nương rẫy, nhà cửa khiến cho tình trạng đất trống, đồi trọc tăng lên. Bà còn dân tộc thường có tập tục di canh di cư lên tình trạng mất rừng ngày một gia tăng.


- Do người dân chưa có một sự nhận thức đúng đắn về sự quy hoạch rừng hợp lý. Người dân bản địa vẫn có thói quen lên rừng chặt gỗ lấy củi làm nhà, bán gỗ,…


Lâm tặc là một trong những vấn nạn mà bao nhiêu năm nay không thể giải quyết hết, chuyên chặt phá rừng để bán gỗ lấy tiền. Có thể nói đây là một trong những vấn nạn lớn chiếm phần lớn tỷ lệ cây rừng bị chặt phá ở nước ta hiện nay.

hình ảnh


Hậu quả của việc chặt phá rừng


Khi rừng bị tàn phá một cách không thương tiếc thì con người có thể sẽ phải đối mặt với tình trạng ô nhiễm môi trường, khí hậu trái đất dần nóng lên, lũ lụt, hạn hán, biến đổi khí hậu,… Những tình trạng này kéo theo chất lượng cuộc sống suy giảm, đói kém, bệnh tật sinh sôi khắp nơi.


Nhiều những cuộc nghiên cứu chỉ ra rằng nếu tình trạng chặt phá rừng tiếp tục diễn ra như thời điểm hiện tại thì sẽ có khoảng 2 tỷ người, chiếm khoảng 20% dân số thế giới sẽ bị thiếu nước trầm trọng trong năm 2060.


Tại Việt Nam, hiện tại nạn chặt phá rừng vẫn đang diễn ra theo chiều hướng gia tăng và chưa có điểm dừng. Các cơ quan nhà nước vẫn chưa thể làm cách nào để có thể ngăn chặn một cách triệt để tình trạng lâm tặc cướp rừng. Tình trạng này đang ngày càng có dấu hiệu trắng trợn và nguy hiểm hơn.


Theo con số báo cáo mới nhất của chương trình lương thực thế giới thì Việt Nam được coi là một trong 5 Quốc Gia phải chịu ảnh hưởng nặng nề nhất từ thiên tai, đặc biệt là tình trạng mưa bão và lũ quét, lũ lụt.


Việt Nam là đất nước có nhiều đồi núi nhưng hiện nay lại không thể làm tăng được màu xanh của rừng, mà số lượng còn có dấu hiệu suy giảm nghiêm trọng. Chính vì thế nước ta thường xuyên phải chịu những cơn lũ đầu nguồn, lũ quét vào tình trạng sạt lở đất.


Nạn chặt phá rừng phòng hộ đầu nguồn những năm gần đây khiến cho Việt Nam liên tục phải gánh chịu các trận lũ lụt, phá hủy đi hàng ngàn ha nông sản của bà con nông dân và thiệt hại cả về tính mạng con người.


Đã có rất nhiều bài nghị luận về nạn phá rừng và cho thấy những hậu quả nghiêm trọng mà thiên nhiên có thể đem lại cho con người. Vậy chúng ta phải làm gì để có thể cứu rừng? Hãy cùng chung tay để có một cuộc sống phủ kín màu xanh.

hình ảnh

Giải pháp nào để cứu lấy rừng?


Cứu rừng chính là cứu lấy cuộc sống của chúng ta. Trái đất không còn là hành tinh Xanh nếu thiếu đi rừng. Không có rừng thì chắc chắn rằng cuộc sống của con người chúng ta sẽ bị suy giảm và gặp phải nhiều những thiên tai từ thiên nhiên.


Hiện nay để hưởng ứng việc bảo vệ rừng, nước ta đang tích cực thực hiện 2 chương trình lớn đó là chương trình mục tiêu Quốc Gia ứng phó với biến đổi khí hậu và chương trình Quốc Gia về phòng chống thiên tai.


Bên cạnh đó, những năm trở lại đây là nhà nước ta đang thực hiện chiến dịch phủ xanh đồi trọc, nhiều địa phương cũng đã tự chủ động việc trồng rừng, trồng cây xanh lấp trống đồi trọc. Nhưng với những hành động này không thì chưa đủ làm xanh lại đất nước. Bởi nếu không có sự quản lý chặt chẽ thì nạn phá rừng vẫn tiếp tục xảy ra.


Chính vì thế, mỗi cá nhân trong số chúng ta cần nâng cao ý thức bản thân. Tự mình thực hiện những hành động nhỏ để bảo vệ thiên nhiên, bảo vệ môi trường sống của mình từ những việc nhỏ nhặt nhất. Một hành động nhỏ tích cực của bạn hôm nay có thể sẽ giúp thay đổi thế giới mai sau tốt đẹp hơn.

Theo Tổng cục Lâm nghiệp (Bộ NN&PTNT), chỉ hơn 5 năm (2012-2017), diện tích rừng tự nhiên bị mất do chuyển mục đích sử dụng rừng tại các dự án được duyệt chiếm 89% tổng diện tích rừng giảm; còn lại là do phá rừng trái pháp luật làm mất 11%. Từ tổng hợp của 58 tỉnh, thành phố trên cả nước cho thấy, trong khoảng 5 năm qua, các cơ quan nhà nước đã phê duyệt chuyển mục đích sử dụng rừng gần 38.300 ha/1.892 dự án. Trong đó rừng tự nhiên gần 19.000 ha, rừng trồng hơn 15.800 ha, đất chưa có rừng quy hoạch cho lâm nghiệp trên 3.500 ha.Đáng lưu ý, một số vụ phá rừng nghiêm trọng ở các tỉnh Tây Nguyên, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Nghệ An, Bắc Kạn, Điện Biên được phát hiện chậm.Theo Bộ NN&PTNT, chính việc xử lý thiếu kiên quyết, không nhất quán, thậm chí có biểu hiện né tránh trách nhiệm, làm ngơ, tiếp tay cho người phá rừng, gây thiệt hại lớn đối với tài nguyên rừng, gây bức xúc trong xã hội. Tây nguyên Chỉ trong 5 năm (tính đến 2013), khu vực Tây Nguyên mất đến hơn 130.000 ha rừng (trong số 2,84 triệu ha). Trong đó rừng tự nhiên mất hơn 107.400 ha, rừng trồng mất trên 22.200 ha. Trong 5 năm qua các tỉnh Tây Nguyên đã cấp phép đầu tư cho hơn 700 dự án trên đất lâm nghiệp với tổng diện tích gần 216.000 ha, trong đó có hơn 100.000 ha chuyển sang trồng cao su. Tuy nhiên, phần lớn các doanh nghiệp lợi dụng dự án để chiếm phá, khai thác rừng hoặc không đủ năng lực tài chính, thiếu trách nhiệm khiến rừng bị tàn phá, lấn chiếm trái phép. Từ đầu năm 2017 đến nay phát hiện 757 vụ, tăng 88 vụ (13%), diện tích rừng bị thiệt hại gần 420 ha, tăng 145 ha (trên 50%) so với cùng kỳ 2016.Tại Đắk Nông, diện tích rừng bị phá từ đầu năm đến nay tới 225 ha, tăng gần 100 ha so với cùng kỳ năm 2015. Ở khu vực Tây Bắc được nhắc đến nhiều là ở tỉnh Điện Biên. Tại huyện Mường Nhé, từ năm 2016 đến 9/2017, đã phát hiện 295 vụ phá rừng trái pháp luật, thiệt hại 288 ha rừng.

GS Nguyễn Ngọc Lung, chuyên gia ngành lâm nghiệp Việt Nam cho rằng, lũ lụt, sạt lở ngày càng trầm trọng là do mất rừng. Rừng nhiệt đới có nhiều tầng, có cây 40-50m, dưới còn có thảm thực vật và các tầng cây khác. Nếu lượng mưa không lớn, nước chỉ ở trên tầng các lá cây, thậm chí không rơi được xuống đất. Còn khi nước mưa xuống đất, đã có lớp đầu thảo mục (cành, lá cây mục…) sẽ giữ nước tới 80-90% và ngấm dưới đất tạo thành mạch nước ngầm. Còn nước mặt 10-20% là lượng nhỏ, ít có khả năng gây lũ ống, lũ quét cho con người. Cũng theo ông, với các loại rừng khác, chỉ có tác dụng cản lũ và giữ nước khoảng 20-50% so với rừng tự nhiên.


Tú Lê

https://moitruongvaxahoi.vn/nan-pha-rung-tai-viet-nam-dang-ngay-cang-o-muc-bao-dong-1408364253.html