Dân trí
Đối với những hiện tượng thời tiết nguy hiểm như giông, tố, lốc, mưa đá, thời gian xảy ra ngắn, phạm vi xảy ra rất hẹp nên khoa học công nghệ hiện nay chỉ có thể đưa ra bản tin cảnh báo sớm trước từ 1 đến 3 giờ trở lại…Theo báo cáo sơ bộ của Sở Xây dựng Hà Nội, trận giông lốc cấp 9, cấp 10 "đổ bộ" vào Hà Nội chiều tối ngày 13/6 đã khiến hơn 1.290 cây xanh bật gốc; làm 2 người chết, 5 người bị thương; khiến 140 ngôi nhà bị tốc mái, hàng chục ô tô, xe máy bị hư hại do cây xanh đổ đè vào; nhiều vùng mất điện...Nhiều ý kiến cho rằng, Trung tâm Dự báo Khí tượng thủy văn trung ương (TTDBKTTVTƯ) đã không phát đi bản tin cảnh báo hoặc đưa tin quá muộn khiến nhiều người rơi vào trạng thái bị động, dẫn đến hậu quả nặng nề như đã nói ở trên.Tại sao TTDBKTTVTƯ không cảnh báo được sớm hơn, vì thói quen người dân hay xem bản tin thời tiết vào tối hôm trước trên ti vi hoặc sáng hôm sau trên báo chí. Chỉ trừ có bão, thì người dân thường xuyên theo dõi hơn?