Con số thuế suất đối ứng mà ông Trump đưa ra ngày hôm qua được tính bằng chênh lệch thương mại hai chiều giữa hai nước, chia đôi và làm tròn lên. Ví dụ, năm 2024, tổng kim ngạch XNK của Việt Nam và Mỹ là 136,6 tỷ đô la, trong đó VN xuất đi 123,5 tỷ, chiếm 90,4%, chia đôi và làm tròn số lên sẽ là 46% - “thuế suất đối ứng” áp cho Việt Nam.

hình ảnh

Tuy nhiên, chúng ta cần hiểu rằng 46% không phải là thuế suất đánh vào các hàng hoá của Việt Nam xuất sang Mỹ. Đây là con số phía Mỹ chỉ ra sự nghiêm trọng trong chênh lệch thương mại hai chiều và để họ make deal - điều ưa thích của ông Trump. Thuế cụ thể đối với từng mặt hàng và mức chung đối với từng quốc gia như thế nào phụ thuộc vào quá trình đàm phán giữa hai bên cộng với rất nhiều các vấn đề liên quan khác như tính chất của các mặt hàng, các ưu tiên và điều kiện của Mỹ. Thuế này là để “Make America Great Again” mà hiểu là để dành lợi thế cho các công ty Mỹ khi làm ăn với các nước khác. Đến đây chúng ta có thể thấy việc các doanh nghiệp (chính xác là hiệp hội các doanh nghiệp) và Nhà nước VN cần làm là tìm hiểu các điều kiệm, thu thập các thông tin cần thiết để “make deal” với phía Mỹ sao cho có lợi nhất cho chúng ta.

Điều cần lưu ý là các con số được ông Trump đưa ra thuần tuý dựa vào công thức toán học nêu trên. Nó không phản ánh những yếu khác (ví dụ mức độ hài lòng/thiện cảm của cá nhân ông Trump và nội các của ông ấy). Tuy nhiên những yếu tố như vậy lại có tác động khi vào bàn đàm phán. Do vậy, không nên dựa vào con số 46% “thuế suất” đối với Việt Nam để bình luận về cách tiếp cận của VN đối với chính quyền Trump (cho rằng không có tác dụng như bài báo trên Bloomberg). Việc của Việt Nam cần làm lúc này là tập trung đàm phán để có kết quả tốt nhất. Cụ thể là mức thuế áp với từng loại hàng hoá cụ thể là thấp nhất cũng như các vấn đề liên quan khác.