Nhiều bà mẹ thường xuyên lo lắng, thắc mắc không biết tại sao sau thời gian phải dùng kháng sinh, trẻ bị biếng ăn, dần dần mắc chứng lười ăn lâu ngày. Điều này ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của trẻ, khiến trẻ dễ mắc các bệnh tiêu hóa, suy dinh dưỡng, còi xương…


Trẻ biếng ăn sau khi dùng kháng sinh


Kháng sinh là một trong những thủ phạm gây biếng ăn ở trẻ


Trẻ biếng ăn là một trong những biểu hiện đáng sợ nhất đối với cả trẻ lẫn các ông bố bà mẹ. Trẻ biếng ăn lâu ngày có thể gây ra rất nhiều hậu quả nguy hiểm phía sau như suy dinh dưỡng, còi xương, chậm phát triển…


Một trong những lý do khiến trẻ biếng ăn là do trẻ phải sử dụng quá nhiều loại kháng sinh, thuốc đặc trị viêm nhiễm khi mắc các loại bệnh. Tại Việt Nam, theo thống kê của Bộ Y Tế trong những năm gần đây, trung bình cứ 1000 trẻ bị ốm, sốt, viêm họng thì hơn 650 trẻ “được” các mẹ cho uống kháng sinh không cần suy nghĩ.


Đặc biệt, rất nhiều bà mẹ cũng thường xuyên thắc mắc, băn khoăn không rõ vì sao từ sau các đợt điều trị bằng kháng sinh, trẻ hay bị biếng ăn. Thời gian trẻ lười ăn kéo dài khá lâu, nhiều trẻ dần dần bị mắc chứng biếng ăn lâu ngày rất khó chữa. Vậy kháng sinh có khiến trẻ biếng ăn? Câu trả lời là “Có”!


KHÁNG SINH ĐÃ KHIẾN TRẺ BIẾNG ĂN THẾ NÀO ?


Bình thường, ruột chúng ta có một hệ vi sinh đường ruột, tập hợp các vi khuẩn có lợi (khoảng 100 tỷ con), gồm nhiều loại khác nhau gọi là vi khuẩn chí. Các vi khuẩn này luôn duy trì ở thế cân bằng, nhằm tăng cường quá trình tiêu hoá, hấp thụ chất dinh dưỡng, thải trừ chất độc hại, kiềm hãm và làm mất tác dụng của các vi khuẩn gây bệnh ở đường ruột.


Sau một đợt mắc bệnh phải sử dụng kháng sinh do bị bội nhiễm nặng. Các hoạt chất trong thuốc kháng sinh diệt vi khuẩn gây bệnh, đồng thời diệt luôn hệ lợi khuẩn trong đường ruột của trẻ.


Do đó, thức ăn trẻ ăn vào sẽ không được hệ lợi khuẩn giúp tiêu hóa, hấp thu hết, gây nên tình trạng trẻ biếng ăn, chậm lên cân, rối loạn tiêu hóa (phân rắn).


ĐIỀU GÌ SẼ XẢY RA KHI TRẺ BIẾNG ĂN LÂU NGÀY ?


Tình trạng biếng ăn này kéo dài đồng nghĩa “đội quân” vi khuẩn có lợi trong hệ tiêu hóa không được phát triển trở lại sẽ khiến trẻ dễ mắc nhiều bệnh nguy hiểm. Có thể kể đến một số hậu quả đáng sợ như:


- Trẻ suy dinh dưỡng: Khi mắc bệnh này trẻ không đáp ứng các chỉ số tăng trưởng, thể trạng còi cọc, thấp bé so với các trẻ khác đồng trang lứa, không tăng cân. Biếng ăn cũng dẫn đến tình trạng mất cân đối các vi chất dinh dưỡng cần thiết cho sự phát triển của trẻ. Nếu thiếu vi chất dinh dưỡng, trẻ có thể bị chậm phát triển, bệnh tật như da thô ráp, hay bị cảm lạnh, mắt khô, tóc khô và dễ gãy, da bị ngứa. Nhẹ hơn chậm phát triển, rối loạn tăng trưởng, dễ mắc các bệnh mãn tính do thiếu khả năng miễn dịch.


- Chậm phát triển tư duy trí tuệ: Trẻ biếng ăn thường không đủ dinh dưỡng và thiếu cân bằng dưỡng chất trong cơ thể, điều đó khiến cho trẻ hay mệt mỏi, cơ thể không đủ lực cho trí óc tập trung và tư duy, vì vậy thường lơ là chuyện học tập và thành tích học tập xấu hơn những trẻ khỏe mạnh. Khoa học cũng đã có những chứng minh lâm sàng, rằng chỉ số phát triển trí tuệ MDI (Mental Developmental Index) của những trẻ biếng ăn chỉ được 96 điểm, tức thấp hơn 14 điểm so với 110 điểm của những bé ăn uống tốt.


- Rối loạn tâm sinh lý và tính cách: Những trẻ biếng ăn không có đủ dinh dưỡng thường không thích vận động do mệt mỏi, bé thường ủ rũ và không thiết chơi đùa. Điều đó dẫn đến việc hình thành sự chậm chạp và tính cách lập dị so với bạn bè và môi trường xung quanh. Tình trạng này lâu dài sẽ dẫn đến hiện tượng trầm cảm hay tự kỷ ở trẻ nhỏ.