Các mẹ có biết thực phẩm nào cần thiết và quan trọng cho trẻ từ 6 tháng đến 4 tuổi hay không ?
Giai đoạn này rất quan trọng đối với sự phát triển của trẻ, đặc biệt là phát triển trí thông minh. Bên cạnh những nguồn thức ăn chính (chủ yếu cung cấp đạm, đường và béo cho cơ thể), trẻ nhỏ còn rất cần được bổ sung vitamin, khoáng và nhiều dưỡng chất khác.
1. Canxi: Các chuyên gia Nhi khoa khuyến cáo rằng, đối với trẻ từ 0-6 tháng tuổi mỗi ngày cần bổ sung lượng canxi cần thiết là 300mg, từ 7-12 tháng tuổi là 400mg. Khi trẻ lớn hơn, nhu cầu canxi cao hơn nên có thể bổ sung bằng sữa giàu canxi, các chế phẩm từ sữa hoặc thực phẩm khác như đậu nành, hải sản. Việc thiếu canxi có thể khiến bé bị còi xương, chậm lớn.
Thiếu canxi là bé ngủ không sâu, quấy khóc ban đêm, đổ mồ hôi, v.v Nhiều trường hợp thiếu canxi nhẹ, bác sĩ có thể cho bé uống canxi, kết hợp với vitamin D hàng ngày cho đến khi nào lượng canxi trong cơ thể bé ở mức cân bằng. Khi trẻ bắt đầu ăn bổ sung, cần ưu tiên những thực phẩm giàu chất dinh dưỡng và canxi. Bữa ăn hàng ngày của mẹ cũng cần có thêm những thực phẩm giàu canxi như tôm, cua, cá, sữa, rau muống, rau ngót, rau dền…
2. Chất béo: Trong sữa mẹ 50% nhiệt lượng do chất béo cung cấp. Chế độ ăn bổ sung hoặc thức ăn thay thế sữa mẹ ở nước ta thường có đậm độ nhiệt thấp là do nghèo chất béo, do vậy đưa chất béo dưới dạng các loại dầu mỡ vào chế độ ăn của trẻ em là phương hướng hiện nay cần quan tâm.
3. Omega 3: Omega 3 tăng cường sức khỏe tim mạch, cung cấp dưỡng chất cho sự phát triển não bộ và thị lực của trẻ. Ngoài ra, Omega 3 tham gia và cơ chế hoạt động của nhiều cơ quan trong cơ thể. Một lượng Omega 3 cần thiết cho trẻ 1 – 3 tuổi tương đương khoảng 700 mg mỗi ngày. Lượng Omega 3 này được lấy từ sữa mẹ, sữa công thức, trứng, rau xanh, mận, cá hồi và các loại hạt. Cá hồi chứa lượng lớn thành phần chất béo omega-3 như DHA và EPA – thành phần quan trọng cho sự tăng trưởng và hoạt động của não. Những nghiên cứu gần đây cho thấy, người nhận được nhiều axit béo này trong chế độ ăn có trí nhớ sắc sảo hơn và hoàn thành các bài kiểm tra trí tuệ tốt hơn.
4. Chất xơ: Chất xơ không hòa tan di chuyển chất thải qua ruột, giúp cơ thể ngăn ngừa táo bón và giảm thiểu nguy cơ ung thư ruột kết. Trong khi đó, chất xơ hòa tan giúp cơ thể điều chỉnh quá trình sử dụng đường và làm giảm nguy cơ mắc các bệnh tim mạch. từ 1 tuổi, trẻ cần một lượng chất xơ tương đương 17 g mỗi ngày. Trong đó, chất xơ không hòa tan có nguồn gốc từ ngô, yến mạch, lúa mỳ, đậu xanh, vỏ khoai tây và hoa quả. Chất xơ hòa tan có nhiều trong đậu khô, táo, cam và cà rốt.
Em chỉ biết đến đấy thôi, các mẹ cho thêm ý kiến đi ạ.