Văn hóa ẩm thực Nhật Bản có nguồn gốc từ nền nông nghiệp canh tác lúa nước được truyền bá từ Châu Á vào Nhật Bản cách đây khoảng 2000 năm. Truyền thống ăn cơm cùng với các loại cá và rau quả theo mùa đã được hình thành từ thời Eđô (1600-1868) và trở thành cốt lõi của ẩm thực Nhật Bản hiện nay.


Ý nghĩa đằng sau bánh wagashi một trong những món ẩm thực Nhật BảnỞ mảng ẩm thực Nhật Bản, cái tên wagashi xuất hiện không chỉ là món bánh ngọt thông thường, mà còn là bộ môn nghệ thuật đặc biệt tinh tế và độc đáo.


Wagashi có tên Tiếng Hán là “Hòa quả Tử”, tức vẻ đẹp của tự nhiên. Do đó mỗi chiếc wagashi đều được ví như một tiểu vũ trụ tổng hòa những yếu tố tươi đẹp trong đất trời: Bột bánh thường được nhuộm màu theo các mùa trong năm, hình dạng bánh đa dạng tương ứng với các hình ảnh thiên nhiên (hoa anh đào, hoa mơ, lá phong, bông tuyết…) và đặc biệt là nhân bánh từ đậu đỏ tượng trưng cho con người đứng ở trung tâm.


Với ý nghĩa triết học phương Đông sâu sắc ẩn trong từng món ăn nhỏ bé, wagashi trở thành một nghệ thuật ẩm thực đặc trưng và đáng tự hào của người Nhật.Ẩm thực Nhật Bản đa dạng, phong phú, tỉ mỉ được thể hiện ngay trong từng món ăn song song với nó chúng ta cũng cần phải nắm được văn hóa trong ẩm thực Nhật khi thưởng thức chúng để không trở nên quá lố bịch khi ngồi vào trong những bàn ăn của người Nhật




Wasabi và nước tương không trộn với nhau trong Ẩm thực Nhật BảnMặc dù rất nhiều nhà hàng trên thế giới đều sử dụng phương pháp này khi phục vụ đồ ăn Nhật nhưng đây không phải là cách mà được người dân ở xứ sở hoa anh đào hưởng ứng. Cho wasabi lên trên miếng đồ ăn mà bạn muốn thưởng thức sau đó chấm vào nước tương để dùng. Đó mới đúng là cách dùng wasabi và nước tương theo cách của Nhật


Cắn đôi thức ăn là điều không nên trong văn hóa Ẩm thực Nhật BảnViệc cắn đồ ăn thành nhiều miếng được coi là bất lịch sự tại Nhật Bản. Tại Nhật người Nhật luôn hạn chế tối đa đặt một đồ ăn nào đó còn đang dùng dang dở trên đĩa. Chính vì vậy hãy cố gắng ăn mọi thứ chỉ bằng một miếng, trừ khi là miếng đồ ăn quá lớn thì hãy dùng tay che miệng lại để thể hiện tính lịch sự.


Không dùng tay đỡ đồ ăn rơi trong văn hóa Ẩm thực Nhật BảnVới người Nhật, việc sử dụng tay trái để đỡ thức ăn rơi hay nước là một hành động không hay tí nào trong rất không đẹp mắt. Có thể hành động này sẽ tránh được việc thức ăn rơi gây ra những vết bẩn không đáng có trên áo quần hoặc khăn trải bàn nhưng đó thực sự là một thói quen ăn uống nên tránh khi dùng bữa kiểu Nhật.


Nhật Bản đã có hơn 100 năm tiếp thu văn hóa ẩm thực nước ngoài một cách đầy tích cực, nhất là ẩm thực Tây Âu. Thế nhưng trong suốt thời gian dài trước đây, văn hóa ẩm thực Nhật Bản lại rất ít được truyền bá ra nước ngoài. Vài chục năm gần đây, do việc quan tâm tới sức khỏe liên quan tới phong cách ăn uống ngày một gia tăng, văn hóa ẩm thực Nhật Bản đã được thế giới quan tâm sâu sắc. Các quán ăn Nhật Bản xuất hiện ngày một nhiều, thực đơn chủ yếu là shushi, ngoài ra còn có các món khác được ưa chuộng như tenpura. Các cửa hàng giá rẻ cũng lần lượt xuất hiện. Năm 2006, theo thống kê của Bộ Nông Lâm Thủy sản Nhật Bản, trên thế giới có khoảng 2 vạn nhà hàng ăn Nhật Bản, trong đó tại Mỹ có khoảng 1 vạn nhà hàng. Cũng tại Mỹ, nhà hàng Nhật Bản tăng 250% trong 10 năm.