Thai kỳ khỏe mạnh là niềm vui lớn của các bố mẹ. Nếu mẹ bầu không ý thức được tầm quan trọng của việc chăm sóc trong thai kỳ thì con sinh ra sẽ khó khỏe mạnh, thông minh như ý nguyện.



Khả năng chăm sóc con khi mang thai sẽ tăng tỷ lệ thành công của thai kỳ lên gấp nhiều lần. Vì vậy, nếu chị em nào đang có kế hoạch mang thai hoặc đang mang thai hãy chú ý nhiều hơn đến việc chăm sóc bản thân trong 40 tuần thai nghén nhé.



Có nhiều dấu hiệu để nhận biết một thai kỳ có khỏe mạnh hay không. Tất nhiên, cách đầu tiên là luôn phải biết về sức khỏe của chính bạn. Nếu mẹ muốn em bé trong bụng mẹ khỏe mạnh thì trước tiên mẹ phải khỏe mạnh đã. Bên cạnh đó, có rất nhiều dấu hiệu khác nhau để mẹ thêm chắc chắn rằng mình đang chăm sóc con rất tốt.



Dưới đây là top 7 dấu hiệu dễ nhận biết nhất về một thai kỳ khỏe mạnh:



1. Độ ổn định huyết áp và lượng đường trong máu



webtretho



Cách đầu tiên để đảm bảo thai kỳ đang khỏe mạnh là phải giữ sao cho mức huyết áp và lượng đường trong máu luôn trong tầm kiểm soát. Trên thực tế, mỗi khi mẹ đi khám thai, bác sĩ đều phải kiểm tra huyết áp và lượng đường huyết của mẹ bầu. Đây là những chỉ số sức khỏe rất quan trọng để biết sức khỏe của mẹ có đảm bảo để nuôi dưỡng bào thai hay không.



Bạn nên theo dõi các chỉ số này suốt tam cá nguyệt vì những chỉ số này có dao động khá rõ trong mỗi giai đoạn thai kỳ. Thông thường, khi mang thai, huyết áp của mẹ sẽ cao hơn mức bình thường. Tuy nhiên, nếu tăng đột biến và ở mức rất cao, có thể dẫn đến biến chứng tiền sản giật. Đây là một biến chứng sản khoa nghiêm trọng và thậm chí có thể gây chuyển dạ sớm, sinh non.



2. Vị trí của nhau thai



Để một thai kỳ thành công và không có kết cục là lần sẩy thai đầy đau đớn, tác động mạnh đến tinh thần của người mẹ thì điều quan trọng là nhau thai phải ở trong tử cung và gắn liền với nó cho đến cuối thai kỳ. Nếu nhau thai bị bong ra sớm, thai kỳ sẽ chấm dứt vì nhau thai là sự sống đối với thai nhi. Vậy nên, nếu tử cung và nhau thai của người mẹ không có bất kỳ vấn đề gì đáng ngại thì thai nhi cũng sẽ được đảm bảo cung cấp đủ dinh dưỡng, máu và oxi để duy trì hoạt động sống trong suốt thời gian phát triển trong tử cung của người mẹ.



3. Phôi thai không ngừng phát triển



Qua mỗi một tháng thai nhi phát triển, cân nặng của mẹ cũng sẽ tăng theo. Nếu thai nhi đang đà tăng trưởng cân nặng qua mỗi một tháng theo thang đo trung bình, nó phản ánh được tình trạng sức khỏe ổn định của thai nhi. Nhiều bà mẹ cũng sẽ tăng cân đều khi con phát triển tốt. Thông qua siêu âm, các mẹ sẽ biết được con mình mỗi tháng phát triển ra sao và nó có đang đúng với tiến trình phát triển tự nhiên hay không. Nếu có bất kỳ trở ngại nào trong quá trình, thai nhi sẽ không phát triển hoặc ngừng phát triển đúng cách. Đó chính là sự gián đoạn trong thai kỳ và cần thiết phải được điều chỉnh ngay.



4. Thai nhi tăng cân đều



Nếu người mẹ có cân nặng trung bình, thì mức tăng cân khi mang thai nên từ 13 đến 15 kg. Tuy nhiên, nếu người mẹ có dấu hiệu tăng cân quá nhanh hoặc béo phì thì các bác sĩ sẽ có những lời khuyên phù hợp để hạn chế những hậu quả không tốt. Ngược lại, nếu người mẹ tăng cân quá chậm so với tiến trình phát triển của từng giai đoạn thai kỳ thì bác sĩ cũng buộc phải đưa ra những lời khuyên hợp lý. Vẫn có trường hợp thai nhi phát triển đều nhưng mẹ tăng cân chậm hoặc rất ít và ngược lại, có những mẹ bầu tăng cân rất nhanh nhưng thai nhi lại bị còi cọc, suy thai. Do đó, để đánh giá tình trạng sức khỏe của cả mẹ và con, bác sĩ còn phải dựa trên nhiều yếu tố. Thế nên, việc khám thai theo lịch rất quan trọng đối với các mẹ bầu.



5. Nồng độ progesterone và estrogen



Đây là hai hormone quan trọng trong suốt 40 tuần thai kỳ. Lượng tối ưu của cả hai hormone này trong cơ thể sẽ quyết định bạn đang có một thai kỳ khỏe mạnh hay không. Cụ thể, vai trò của cả hai loại hormone này như sau:



Progesterone : Khi mang thai, cơ thể người mẹ sẽ sản xuất progesterone gấp hai mươi lần so với một phụ nữ không mang thai khỏe mạnh. Cụ thể, trong thai kỳ, cơ thể người phụ nữ sản xuất 400 mg progesterone, còn với người phụ nữ bình thường, khỏe mạnh thì con số này chỉ là 20 mg. Hormone này rất cần thiết để giữ cho kinh nguyệt không trở lại.



Estrogen: Hormone này đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển của tử cung. Nó sẽ tăng từ 60 gram trước khi mang thai đến 1200 gram trong thai kỳ.



6. Chu vi vòng bụng



Chu vi vòng bụng là một trong các chỉ số được rất nhiều mẹ bầu quan tâm. Bởi vì đây chính là yếu tố có thể ước tính một cách chính xác nhất về cân nặng của thai nhi. Trong khi đó việc biết chính xác cân nặng thai nhi là cơ sở để đánh giá sức khỏe của bé.



7. Các chuyển động của thai nhi



Chuyển động của thai nhi là chỉ số cho thấy thai nhận được lượng oxy tối ưu khi còn trong bụng mẹ. Mẹ mang thai sẽ bắt đầu những trải nghiệm thai máy diệu kỳ trong khoảng từ tuần thứ 6 đến tuần thứ 10 của thai kỳ. Bác sĩ cũng sẽ luôn kiểm tra dấu hiệu này để đảm bảo rằng thai kỳ của bạn vẫn luôn khỏe mạnh.