Đối với trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng chính cho con trong những tháng đầu đời. Vì thế, nhiều mẹ sẽ không khỏi thắc mắc sữa mẹ như thế nào gọi là sữa loãng? làm thế nào để sữa mẹ đặc và giàu dưỡng hơn cho bé yêu? Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn có thêm tuyệt chiêu giúp sữa mẹ đặc sánh, dành ít phút để tham khảo bạn nhé.



webtretho



Sữa như thế nào thì gọi là sữa loãng?



Trong sữa mẹ, nước chiếm 90% và sữa của những ngày đầu sau sinh hay còn được gọi là sữa non sau sinh thì rất nhiều nước, lactose và protein nên sữa mẹ trông khá loãng. Tuy nhiên, sữa non chỉ tiết ra trong khoảng 1 – 2 ngày và vẫn đảm bảo đầy đủ chất dinh dưỡng cho bé.



Sữa non còn được xem là tinh hoa mà cơ thể mẹ tiết ra để nuôi con với những dưỡng chất cần thiết nhất cho sự phát triển và hình thành nên tư duy, trí tuệ và bồi dưỡng thể chất cho con trong những tháng đầu đời.



Sau khi thai nhi chào đời một thời gian, sữa non sẽ chuyển hóa thành sữa trưởng thành. Loại sữa này cũng chia ra làm 3 giai đoạn là sữa đầu, sữa giữa và sữa sau, thông thường sữa giữa và sữa sau sẽ có nhiều chất dinh dưỡng và đặc sánh hơn đợt sữa đầu tiên. Tuy nhiên, các nhà khoa học cho rằng,khi mẹ cho con bú không nên vắt bỏ đợt sữa đầu tiên vì tuy sữa đầu không chứa nhiều hàm lượng dinh dưỡng cao như đợt sữa sau nhưng vẫn rất quý giávà sữa đầu còn có nhiều nước để bé giải khát.



Tuy nhiên, ở một số trường hợp dinh dưỡng cho bà bầu không đủ chất hoặc do thể trạng yếu sẽ khiến sữa trong và loãng, màu sắc nhợt nhạt như nước gạo là do không đủ hàm lượng dưỡng chất. Nếu người mẹ không có biện pháp khắc phục sẽ khiến trẻ chậm phát triển và không tăng cân theo đúng tiêu chuẩn. Vì vậy, việc vận dụng những tuyệt chiêu giúp sữa mẹ đặc sánh sẽ có tác dụng cân bằng lại nguồn dưỡng chất có trong cơ thể và kích thích tuyến sữa phát triển ổn định, đầy đủ dinh dưỡng giúp con phát triển tốt hơn.



Tuyệt chiêu để sữa mẹ đặc sánh, giàu dưỡng chất



Dinh dưỡng giúp nguồn sữa chất lượng



Để cải thiện chất lượng sữa mẹ và giúp cơ thể mẹ sản sinh nhiều sữa hơn trong suốt 6 tháng đầu thì mẹ cần tuân thủ một số lưu ý. Trong đó chế độ dinh dưỡng sau sinh là điều mà mẹ nên quan tâm nhất lúc này. Nếu muốn bổ sung dinh dưỡng cho con tránh tình trạng trẻ bị suy dinh dưỡng thì trong giai đoạn cho con bú mẹ nên ăn đủ các nhóm chất bao gồm: tinh bột, chất đạm, chất béo, rau xanh và trái cây.



Không những thế, khoáng chất cũng là một dạng dưỡng chất không thể thiếu trong nguồn sữa mẹ bao gồm sắt,canxi và các loại vitamin cần thiết. Mẹ có thể tham khảo một số thực phẩm như móng giò nấu cùng đu đủ xanh, các loại đậu, thịt bò, cá hồi, rau đay, rau ngót, chuối, cam,… đều là nhữngthực phẩm lợi sữavà được các chuyên gia công nhận có lợi cho sức khỏe mẹ và bé.



Tuyệt đối không sử dụng chất kích thích



Không những chất kích thích bị cấm trong thời gian phụ nữ mang thai mà trong thời kỳ cho con bú người mẹ cần hạn chế tuyệt đối rượu, bia, thuốc lá, các loại trà mạnh…Đây chính là những nguyên nhân khiến tuyến sữa của mẹ bị ức chế và ảnh hưởng xấu đến sức khỏe trẻ sơ sinh lúc này.



Cho bé bú thường xuyên và đúng cách



Thay vì cứ băn khoăn sữa mẹ loãng phải làm sao thì mẹ nên duy trì chất lượng sữa mẹ ổn định và cân bằng dưỡng chất. Ngoài ra việc thường xuyên cho bé bú cũng sẽ cải thiện chất lượng sữa của mẹ rất hiệu quả. Một trong những nguyên nhân khiến sữa mẹ loãng và tắc tia sữa là do mẹ không cho bé bú theo giờ giấc cố định.



Thông thường tuyến sữa sẽ hoạt động cơ chế tự nhiên để sản xuất ra nguồn sữa phục vụ cho nhu cầu của trẻ sơ sinh. Chính vì vậy nên khi mẹ cho bé bú thường xuyên giúp thúc đẩy hoạt động của tuyến sữa và giúp sữa mẹ chất lượng hơn mỗi ngày. Các bác sĩ cũng khuyên mẹ nên cho bé bú đều ở cả hai bầu ngực để dinh dưỡng được sản xuất liên tục cân bằng ở cả hai bên.



Chế độ vận động, nghỉ ngơi hợp lý sau sinh



Mang thai và sinh nở sẽ khiến mẹ mất nhiều sức lực, lúc này hormone sinh sản sẽ có nhiều thay đổi gây ảnh hưởng đến sự hình thành sữa mẹ. Sau khi sinh, mẹ bầu cần thiết lập một chế độ nghỉ ngơi hợp lý để cơ thể được hồi phục nhanh chóng và tuyến sữa được phục hồi và tiết sữa trong thời gian nhanh nhất.



Yếu tố tâm lý cũng sẽ ảnh hưởng ít nhiều đến quá trình sản sinh sữa mẹ, có rất nhiều trường hợp người mẹ bị trầm cảm sau sinh hoặc thường xuyên lo lắng, căng thẳng khiến tuyến sữa bị tắc. Là một vấn đề quan trọng vì điều này dẫn đến những ảnh hưởng đến sự lớn lên của trẻ sơ sinh nên hãy cố gắng phục hồi về thể chất và tinh thần một cách tích cực nhất để chuẩn bị cho giai đoạn nuôi con nhé.



Ngoài ra, mẹ cũng có thể tham khảo các bài tập vận động nhẹ nhàng, yoga sau sinh tác động lên vùng ngực sẽ giúp tuyến sữa trong cơ thể mẹ hoạt động ổn định và tiết ra lượng sữa giàu dinh dưỡng, đều đặn hơn.



Hi vọng bài viết trên đã giúp mẹ có được những tuyệt chiêu giúp sữa mẹ đặc sánh và đầy đủ dinh dưỡng cho con yêu. Hãy đảm bảo con yêu luôn được cung cấp đủ nguồn sữa dồi dào và chất lượng mẹ nhé. Chúc và bé luôn khỏe mạnh!



Ds. Bùi Thị Trang - Giảng viên trường Cao Đẳng Y Dược Hà Nội