Nhiều mẹ thắc mắc trẻ sơ sinh nằm nghiêng có tốt không bởi vì nhiều người cho rằng tư thế này có thể khiến bé bị bẹt đầu, vẹo cổ, thậm chí là nghẹt thở.



webtretho



Ảnh minh họa: babimild



Ngủ là hoạt động chiếm nhiều thời gian nhất trong ngày của trẻ sơ sinh. Giấc ngủ đóng vai trò quan trọng đối với sự phát triển khỏe mạnh của trẻ, trong đó có chiều cao. Để phát huy lợi ích của giấc ngủ đối với trẻ và không gây hại cho bé thì ngoài việc chú trọng vào khung giờ ngủ chuẩn, số giờ ngủ, các mẹ còn phải chú ý đến tư thế ngủ của trẻ. Trong giai đoạn sơ sinh, trẻ nhỏ còn yếu không thể tự xoay nghiêng người như người lớn nên cần chọn cho trẻ một tư thế ngủ an toàn và thích hợp. Nhiều mẹ thắc mắc trẻ sơ sinh nằm nghiêng có tốt không vì thấy bé nhà mình rất hay vặn mình, nghiêng người khi ngủ.



Trẻ sơ sinh nằm nghiêng an toàn hay nguy hiểm?



webtretho



Ảnh minh họa: theasianparent



Nhiều chuyên gia cho rằng, tư thế nằm nghiêng giúp các bé giảm được tình trạng nôn, trớ, sặc sữa khi ngủ, giúp tiêu hóa tốt, giáp áp lực lên tim, tránh nguy cơ đột tử, giảm hội chứng bẹt đầu. Như vậy, tư thế nằm nghiêng khi ngủ có một số ưu điểm nhất định đối với trẻ.



Khi cho trẻ sơ sinh nằm tư thế này, cha mẹ phải chú ý đặt bé nằm nghiêng sang một bên rồi chèn thêm đằng sau thêm mền hoặc gối vì bé không thể tự nằm nghiêng được. Ngoài ra, tay trẻ cũng cần được đặt về phía trước để tránh bé chuyển sang tư thế nằm sấp trong lúc ngủ.



Bên cạnh nhưng ưu điểm trên, tư thế nằm nghiêng cũng có những điều hạn chế sau:



- Gây ra chứng đầu bẹt: Hội chứng đầu bẹt có thể xảy ra nếu trẻ sơ sinh thường nằm nghiêng về một phía. Vì xương sọ của trẻ sơ sinh tronggiai đoạn đầu đời vẫn còn khá mềm. Khi áp lực tích tụ tại một số điểm trong hộp sọ thì những điểm này sẽ bị lõm, thậm chí chìm vào bên gây ra hội chứng bẹt đầu. Do đó mẹ nên thay đổi tư thế nằm nghiêng thường xuyên cho bé để bé không bị bẹt đầu.



- Tật vẹo cổ: Các cơ của bé sơ sinh vẫn còn rất mềm và đang trong giai đoạn phát triển nên rất dễ bị tật vẹo cổ nếu chỉ nằmnghiêng sang một bên.



- Nguy cơ nghẹt thở: Nằm nghiêng gây đột tử sơ sinh là một tác hại cha mẹ cần cần nhắc khi cho bé ngủ với tư thế này. Trẻ đang trong giai đoạn tập lẫy rất dễ chuyển từ tư thế nghiêng sang úp mặt, nếu bố mẹ không kịp thời phát hiện có thể gây nguy cơ nghẹt thở, đe dọa tính mạng trẻ.



Tư thế ngủ phù hợp theo từng tháng tuổi của trẻ



webtretho



Ảnh minh họa: amarinbabyandkids



- Trẻ sơ sinh - 3 tháng



3 tháng đầu đời, cổ của trẻ vẫn chưa đủ cứng cáp nên tư thế phù hợp cho trẻ trong giai đoạn này là nằm ngửa và nằm nghiêng. Cha mẹ không nên đặt trẻ nằm sấp vì tư thế này có thể dẫn đến nguy cơ đột tử sơ sinh trong 2 tuần đầu. Vì vậy, cha mẹ nên chú ý thay đổi tư thế thường xuyên cho bé.



Ngoài việc chú ý giữ dáng đầu đẹp cho con, điều quan trọng cần làm là tạo cho trẻ một môi trường thoải mái. Giúp trẻ học hỏi nhiều thứ, tăng khả năng quan sát nhờ vào môi trường màu sắc, hình ảnh, âm thanh và chuyển động. Tất cả đều tốt cho việc phát triển các kỹ năng của bé.



- Trẻ 4 - 6 tháng



Trong giai đoạn này, em bé có thể nằm sấp vì cổ trở nên cứng hơn và có thể nâng đỡ và giúp định hình đầu. Tư thế nằm ngửa cũng phù hợp với trẻ giai đoạn này. Tuy nhiên, mẹ phải chăm sóc giấc ngủ của bé cẩn thận. Tránh để gối, chăn làm cản trở đường thở.



Môi trường nên được sắp xếp theo độ tuổi, màu sắc nhưng không quá phức tạp, có thể treo đồ chơi có âm thanh để trẻ tiếp tục làm quen và tập quan sát những thứ xung quanh.



- Trẻ 7 - 12 tháng



Trẻ em ở độ tuổi này có thể ngủ ở 3 tư thế như ngủ nghiêng, nằm sấp hoặc nằm ngửa vì cơ thể của chúng khá cứng cáp và có thể tự mình lật lại.



Giai đoạn này, cha mẹ nên cho bé những món đồ chơi di chuyển.Sắp xếp môi trường ngủ thích hợp giúp kích thích sự phát triển cho bé. Song đó, cha mẹ nên chú ý giấc ngủ của trẻ để cho bécảm thấy ấm áp và an toàn, khi đó bé sẽ tự tin học hỏi những điều mới.



Tóm lại, trẻ sơ sinh nằm nghiêng có tốt không thì câu trả lời là có. Tuy nhiên, tư thế này vẫn có những hạn chế nếu mẹ chưa cho bé ngủ đúng cách. Dù là ở tư thế nào, các mẹ cũng phải chú trọng vấn đề chăm sóc giấc ngủ để bảo vệ an toàn cho con nhé!



Tổng hợp