Răng sữa là những chiếc răng đánh dấu sự phát triển đầu đời của bé, nhưng không phải bé nào cũng được sở hữu bộ răng sữa hoàn hảo. Bởi nếu không được chăm sóc đúng cách dễ gặp phải những bệnh lý răng miệng phổ biến như sún răng, răng bị đen bất thường...


Chị H. (Bắc Từ Liêm - Hà Nội) đưa con trai 3 tuổi tới phòng khám trong tình trạng toàn bộ răng cửa hàm trên bị ăn mòn và đen. Chị H. cho biết, từ khi còn nhỏ, chị rất chăm chỉ vệ sinh răng miệng cho bé, gần 2 tuổi bé đã biết tự đánh răng ngày 2 lần, tuy nhiên, những chiếc răng vừa mọc lên chẳng được bao lâu đã mòn dần và chuyển sang màu đen thế này. Trong khi đó, chị rất hạn chế cho bé ăn kẹo bánh, và đồ uống như nước ngọt...


webtretho



Tình trạng răng của bé trai 3 tuổi nhà chị H. Ảnh Internet


Vậy vì sao răng bé bị đen?


Răng sữa của bé bị đen khiến nhiều mẹ cảm thấy hoang mang sẽ ảnh hưởng đến răng trưởng thành. Răng bị đen có thể do các tác nhân từ bên ngoài hoặc các nguyên nhân từ bên trong cơ thể.


Do men răng: Thông thường sẽ có 1 lớp men mỏng bao bọc bên ngoài răng của bé, nhưng nếu men răng không phát triển đẩy đủ hoặc chất lượng kém dẫn tới tình trạng răng sữa của bé bị xỉn màu.


Do dùng thuốc kháng sinh không đúng cách: Một số loại thuốc kháng sinh như Tetracycline, Flour… có thể dẫn đến tình trạng răng bị đen nếu sử dụng thường xuyên. Thậm chí, nếu người mẹ sử dụng những loại thuốc kháng sinh này trong lúc mang thai bé cũng sẽ màu răng của bé bị đen sau khi chào đời.


Do ăn quá nhiều đồ ngọt: Hầu hết mọi em bé đều thích ăn uống đồ ngọt, đồ uống có ga, nhai và ngậm kẹo… điều này dễ dẫn đến răng nhiễm màu, ngả đen. Hơn nữa, vi khuẩn và mảng bám tích tụ cũng làm sâu răng sữa, phá hủy men răng, ngà răng, không còn lớp men răng trắng tự nhiên mà nứt gãy, vàng đục hoặc thậm chí là đen.


Do vệ sinh răng miệng kém: Vì cho rằng răng sữa sẽ được thay thế bằng răng vĩnh viễn, nhiều mẹ thường chủ quan trong việc chăm sóc, vệ sinh răng miệng cho bé ở giai đoạn này. Chính vì thế, việc không chải răng thường xuyên, hoặc chải răng không đúng cách, tạo điều kiện cho vi khuẩn và mảng bám hình thành trên bề mặt răng, lâu dần khiến răng sữa bé bị đen.


Thiếu vitamin và khoáng chất cần thiết: Đây là nguyên nhân chủ yếu của hiện tượng răng trẻ bị đen, bởi để răng trẻ phát triển chắc khỏe cần có một số vitamin và khoáng chất cần thiết như canxi, vitamin D. Flour giúp men răng có một lớp bảo vệ, vitamin C giúp ngừa tình trạng vi khuẩn phát triển trong răng. Nếu thiếu các chất cần thiết sẽ dẫn tới tình trạng răng trẻ bị xỉn màu bên ngoài, yếu và dễ tổn thương...


Nên làm gì khi răng sữa bé bị đen?


Răng sữa bé bị đen sẽ có những ảnh hưởng không nhỏ đến việc ăn nhai của bé và mọc rawmg vĩnh viễn sau này. Để khắc phục tình trạng răng trẻ bị đen, mẹ hãy chú ý những việc sau:


- Vệ sinh răng miệng cho bé hằng ngày: Ngay từ khi bé chưa mọc răng, mẹ cũng nên vệ sinh vùng lợi cho bé sạch sẽ, bằng việc sử dụng bông gạc, hoặc khăn mềm thấm nước lau chùi khoang miệng, răng nướu và cạo lưỡi cho bé sau mỗi lần uống sữa và ăn dặm.


Khi bé được 2 tuổi, lúc này răng sữa của bé cũng đã mọc tương đối đầy đủ, mẹ nên tập cho bé thói quen đánh răng hàng ngày và súc miệng sau mỗi lần ăn.


- Xây dựng chế độ ăn uống hợp lý: Thời kỳ mọc răng sữa, bé cần được tăng cường các thực phẩm giàu canxi, flour, chất xơ, các loại vitamin, khoáng chất cần thiết cho sự phát triển như cá biển, trứng, gan động vật, sữa tươi... Bên cạnh đó, cha mẹ cũng cần hạn chế cho bé sử dụng những thực phẩm không tốt cho sức khỏe răng miệng như: bánh kẹo, đồ uống có ga, nước ngọt, nước lạnh...


- Đưa bé đi khám răng định kỳ: Cha mẹ nên đưa bé đi khám răng định kỳ 3 – 6 tháng/lần để nha sĩ theo dõi và đánh giá được tình trạng răng của bé, từ đó có biện pháp xử lý kịp thời và hướng dẫn cha mẹ cách chăm sóc tốt nhất.


Với những bé đã gặp vấn đề về răng như sâu răng, sún răng, đen răng hoặc răng sữa lung lay sớm thì cần tuân thủ những phác đồ điều trị của bác sĩ, tránh để tình trạng răng bị tổn thương nghiêm trọng hơn.