Có rất nhiều cách bố chăm sóc mẹ bầu sẽ khiến mẹ vui vẻ hơn, bù lại cho 9 tháng mang thai vô cùng vất vả lại hay tủi thân.



Theo các chuyên gia sản khoa, vai trò của người cha trong suốt thời gian mẹ mang bầu là rất quan trọng. Mẹ bầu có trở nên khỏe mạnh và thai nhi có phát triển tốt hay không phụ thuộc lớn vào người bố. Cách bố chăm sóc mẹ bầu sẽ tạo cho các mẹ một tâm lý vững vàng.



1. Trò chuyện với mẹ bầu:



Hầu hết đàn ông đều không thích nghe điều này, nhưng hầu như không có cách nào tốt hơn để giúp mẹ bằng những lời chia sẻ, động viên, kể về một ngày đã diễn ra như thế nào. Sự thay đổi về nội tiết tố của phụ nữ lên đến đỉnh điểm khi mang thai.Để giảm bớt sự bực bội và cáu gắt ở mẹ, hãy dành thời gian để trò chuyện và lắng nghe.



webtretho



2. Dành tặng những lời khen



Khi mang thai các bà bầu thường có cảm giác mặc cảm tự ti vì cái bụng bầu mỗi ngày một lớn và các chồng cũng nên biết rằng vợ rất lo lắng không biết chồng có ra ngoài “léng phéng” với các cô xinh đẹp ở bên ngoài không? Hãy động viên vợ, dành những lời khen cho vợ và đặc biệt hãy thể hiện sự yêu thương đối với vợ nhiều hơn.



3. Hãy thật kiên nhẫn và tha thứ



Chỉ có một người đàn ông kiên nhẫn có thể trấn án một phụ nữ mang thai.Hãy cực kỳ kiên nhẫn với mẹ bầu và đừng bao giờ cho rằng những điều tồi tệ, cáu gắt mẹ nói ra là điều mẹ nghĩ. Đơn giản là đôi khi những lời nói khó nghe đó không phải là mẹ cố ý đâu.Mang thai khiến tâm trạng, tính cách của mẹ trở nên “mưa nắng” thất thường. Trong thời gian này, mẹ bầu sẽ trở nên nhạy cảm, dễ xúc động, dễ khóc hơn, đôi khi là gào thét, to tiếng. Hơn bao giờ hết, đây chính là lúc mẹ rất cần sự cảm thông, chịu đựng của bố.



4. Xoa bóp chân cho mẹ


Đôi chân của mẹ bầu cũng là một trong những khu vực thay đổi triệt để trong thai kỳ đấy. Cỡ giày của mẹ bầu có thể tăng lên 1 hay 2 size. Chân mẹ cũng sưng phù và dễ đau nhức. Chính vì vậy chăm sóc đôi chân cho vợ là việc các ông bố có thể khiến mẹ cảm động. Hãy xoa bóp giúp cô ấy, bôi kem dưỡng chân hộ. Bạn sẽ thấy điều này cực kỳ hữu ích như thế nào, nhất là khi cô ấy chẳng thể cúi gập người vì chiếcbụng bầu cồng kềnh.



5.Hãy đưa mẹ bầu đi khám thai định kỳ



Hàng tháng bố nên thu xếp thời gian để tháp tùng mẹ đi khám thai định kỳ. Cùng mẹ đi khám thai, bố cũng sẽ biết những thông tin cần thiết về sức khỏe của bé và cách chăm sóc mẹ bầu. Sự yêu thương bằng lời nói là chưa đủ, hành động thiết thực nhất là đi khám thai cùng vợ. Chưa kể sẽ có những biến chứng trong thời kỳ mang thai và mẹ rất cần sự động viên của bố lúc này



6. Tranh thủ giúp vợ mọi lúc


Trong thời kỳ bầu bí, mẹ sẽ phải trải qua rất nhiều khó khăn, vất vả và mệt mỏi. Vì thế bố hãy giúp mẹ làm việc nhà để mẹ có nhiều thời gian nghỉ ngơi. Không để mẹ làm những công việc nặng nhọc, đặc biệt là vào những tháng đầu và tháng cuối của thai kì.



webtretho



7. Trò chuyện với con


Bố có thể làm quen với vai trò làm cha bằng cách áp tai nghe nhịp tim của bé, âu yếm bụng bầu và trò chuyện với em bé. Mặc dù bé chưa thể giao tiếp nhưng bước vào tháng thứ 5- 6 bé có thể ghi nhớ giọng nói trầm ấm của bố và cảm thấy yên tâm vì ngoài mẹ, bé còn có bố luôn quan tâm và ở bên cạnh.


8. Chuẩn bị đồ cho con


Vài tuần trước khi đến ngày dự sinh, bố cần giúp mẹ chuẩn bị những đồ dùng cần thiết cho mẹ và bé khi sinh. Bên cạnh đó, giỏ đồ đi sinh cũng cần được sự trợ giúp của bố vì lúc này bụng mẹ đã to lắm rồi, không thể di chuyển hay hoạt động qua nhiều.



9. Xoa bóp, massage cho mẹ



Mang vác thường xuyên một khối lượng không nhỏ, cơ thể mẹ sẽ thường xuyên “biểu tình” bằng những con đau nhức xương, những đợt chuột rút. Mỗi khi rảnh rỗi, bố nên tranh thủ xoa bóp và trò chuyện với mẹ, để san sẻ gánh nặng và sự vất vả của mẹ trong suốt thai kì.



Bầu bí là giai đoạn khó khăn và nhạy cảm cho cả mẹ lẫn bố. Bố có thể chủ động làm những hành động chăm sóc mẹ bầu 40 tuần thai kỳ để thắt chặt tình cảm gia đình, khiến thời gian mang thai trở nên dễ chịu với cả 2 người, cũng như giúp bé luôn khỏe mạnh, vui vẻ ngay từ khi còn trong bụng mẹ.



Bài và ảnh tổng hợp từ Elcrema