Hầu hết mẹ bầu nào cũng ít nhất đôi ba lần trải qua cơn chuột rút trong đêm khi đang mang thai.


Khi em còn mang bầu 6 tháng thì những cơn chuột rút xuất hiện ngày càng thường xuyên hơn. Đôi khi cơn đau làm em không thể ngủ, thậm chí sợ chợp mắt. Hồi đó mình dại lắm cứ nghĩ mỗi mình mình bị vậy nên cũng không hỏi ai. Mỗi lần chuột rút toàn phải nhờ chồng xoa bóp cho. Sau này đẻ dậy, ở cùng phòng với một chị cũng là bác sĩ, bác í có bảo em một vài cách chữa.


Định dành cho tập sau nhưng thôi sẵn viết ra đây em chia sẻ với các mẹ nhà mình luôn nha!


Tại sao bà bầu lại thường xuyên bị chuột rút?


Hiện tại, các chuyên gia vẫn không thể xác định một cách chính xác nguyên nhân dẫn đến hiện tượng chuột rút trong thai kỳ. Tuy nhiên, chính sự co thắt của các cơ bắp thay đổi khi mẹ mang thai có thể liên quan đến triệu chứng này. Đó có thể là do các cơ chân phải làm việc quá sức để nâng đỡ toàn bộ trọng lượng tăng lên trong thai kỳ của cơ thể. Hoặc có thể tử cung ngày càng to ra làm tăng áp lực lên các mạch máu chính dẫn máu từ chi dưới đến tim và những dây thần kinh từ tủy sống đến chi dưới. Cũng có thể là do tế bào thần kinh và dây thần kinh điều khiển sự co giãn của cơ bắp trong thai kỳ đang gặp trục trặc. Ngoài ra cũng có thể là do nguồn máu cung cấp đến cơ bắp đang bị tắc nghẽn với những người đang mắc bệnh như: huyết khối, xơ vữa động mạch, tiểu đường...


Chuột rút trong thời kỳ mang thai thường xảy ra ở chân và xuất hiện nhiều vào ban đêm hoặc trong giai đoạn thời tiết lạnh.


Mẹo chữa chuột rút khi mang thai


Khi bị chuột rút, mẹ nhớ ngay lập tức tìm cách làm căng các cơ bắp chân bằng cách: duỗi thẳng chân ra, đầu tiên là từ gót chân và sau đó nhẹ nhàng nắn những ngón chân cong lên về phía ống quyển. Khi thực hiện những động tác này mẹ sẽ cảm thấy đau lắm, đau hơn cả khi bị chuột rút. Nhưng tất cả sẽ qua rất nhanh vài giây đầu và sau đó cơn đau sẽ dịu đi trong phút chốc. Sau khi đã qua được cơn chuột rút, mẹ nhờ anh xã mát-xa quanh bắp chân, đùi và nếu làm siêng thì chườm nóng tại các vị trí của cơ bị căng. Sau đó, mẹ đứng dậy đi loanh quanh một lúc sẽ thấy dễ chịu hơn nhiều.


Cách để để ngăn ngừa chuột rút vào ban đêm


Cách 1: Đầu tiên mẹ phải chịu khó siêng ăn những thực phẩm có chứa đầy đủ canxi vì thiếu canxi cũng góp phần làm tăng nguy cơ chuột rút: sữa, cá (cá nhỏ mà nhai xương), tôm khô, rau lá xanh hoặc ngô.




Cách 2: Trước lúc ngủ, mẹ ngâm hai chân vào chậu nước gừng ấm có pha chút muối. Đồng thời uống nhiều nước trong ngày và thường xuyên tập luyện thể dục với đôi chân.


webtretho


Cách 3: Co duỗi chân, tay, xoa bóp hai bên mắt cá chân theo chiều kim đồng hồ trước lúc ngủ.



Cách 4: Kê chân mẹ trên một chiếc gối cao.


Cách 5: Ban ngày không lên đứng quá lâu hay ngồi vắt chéo chân. Mỗi khi ngồi làm gì đó, mẹ chịu khó xoa bóp mắt cá chân, các ngón chân để thư giãn.



Cách 6: Mang vớ và đắp chăn làm ấm chân trước khi ngủ nếu trời trở lạnh.



Cách 7: Khi có thai mẹ nên chọn cho mình những đôi giày đúng cỡ chân, vừa vặn để bảo vệ bàn chân và cơ bắp của đôi chân.


Cách 8: Mỗi ngày ăn 1 quả chuối vì trong chuối có nhiều kali. Ăn chuối vừa đủ giúp mẹ ngừa được chứng chuột rút khi mang thai.


Nếu mẹ chịu khó tuân thủ theo đúng những việc này thì đảm bảo khi mang thai sẽ không khó chịu vì bị chuột rút nữa đâu nhé! Còn nếu chẳng may bị chuột rút khi mang thai thì nhớ nhờ chồng làm giúp mẹ các thao tác mà em đã hướng dẫn ở trên nha!


Xem thêm bài viết liên quan tại đây:


Chuột rút khi mang thai - mẹ có thể làm gì để qua cơn chuột rút khó chịu này?


Tuyệt đối không nên chủ quan khi mang thai bị chuột rút


8 loại cá “đặc sản” nhiễm thủy ngân mức kinh khủng, mẹ bầu ăn nhiều bộ não thai bị phá hỏng nặng


Xem thêm clip: