Bé em chồng em cũng sắp sinh, rất hay thắc mắc chuyện ở cữ ra sao vì không muốn theo các cụ ngày xưa nằm than, lót ổ nhưng vẫn lo không kiêng cữ thì sau này sẽ đau yếu, không đủ sức mà nuôi con. Thật ra, em cũng không phải bác sĩ hay chuyên gia để đưa ra lời khuyên nhưng cũng hay đọc cái này cái kia. Thấy gì hay ho thì đăng bài cho các mẹ đọc tham khảo. Sẵn thắc mắc chung của nhiều chị em bấy lâu nay về chuyện ở cữ, em chia sẻ lên đây một bài viết từ trang zhuanlan. Trong này là lịch trình từng ngày về những gì xảy ra với người mẹ sau từng ngày sinh và cách kiêng cữ sau sinh sao cho an toàn, khoa học. Bản thân em thấy lịch trình này rất chi tiết và cần thiết cho các mẹ sau sinh. Các mẹ xem tham khảo nhé.



webtretho



Ảnh minh họa: kuaibao.qq



Ngày đầu tiên sau sinh



Không thèm ăn, không muốn ăn thì bạn vẫn phải ăn! Sau khi sinh, cơ thể người mẹ gần như hoàn toana2 kiệt sức. Lúc này cần thiết phải cung cấp đủ dinh dưỡng và đảm bảo giấc ngủ đủ sâu để sớm phục hồi.


Thể lực bị giảm sút nên cơ thể người mẹ sẽ rất dễ bị nhiễm lạnh trong thời gian ở cữ nên phải chú ý đến việc giữ ấm cơ thể.


Chức năng tiêu hóa của mẹ còn yếu, ngày đầu tiên sau sinh chỉ nên ăn một số món lỏng, dễ tiêu hóa như cháo, súp.


Nhúng khăn sạch với nước nóng và lau bầu sữa trước mỗi lần cho con bú và sau mỗi hai giờ.


Để khôi phục bàng quang bình thường trở lại, phải đi tiểu ngay trong vòng 6 giờ sau khi sinh.


Cho con bú 2-3 giờ sau khi sinh để kích hoạt tuyến sữa hoạt động và tăng khả năng tiết sữa.


Để tạo điều kiện tốt nhất cho tử cung co lại, sau 24 giờ sinh, nên bắt đầu thả bộ, đi lại nhẹ nhàng trong phòng thay vì nằm yên một chỗ.


Ngày thứ hai sau sinh



Cơn đau co dạ co dạ con bắt đầu dữ dội và còn diễn ra mạnh mẽ hơn vào ngày hôm sau. Khi cơn đau co dạ con xuất hiện nên tránh hoạt động quá mức.


Để sữa non tiết ra nhiều hơn, luôn nhớ mát-xa bầu ngực. Đây cũng là cách tốt nhất để tránh hiện tượng tắc sữa, gây đau và sốt.


Chú ý đến nhiệt độ trong phòng, nếu thời tiết quá lạnh, hạn chế tắm toàn thân. Nếu rửa mình, nên dùng nước ấm pha riêng vào đồ dùng vệ sinh cá nhân.


Ăn uống thức ăn nhẹ bụng, dễ tiêu hóa để đi tiêu, đi tiểu đều đặn. Duy trì bữa ăn đều đặn 3 bữa một ngày và tránh ăn quá nhiều dầu mỡ.


Thực hiện một số bài tập thể dục đơn giản, làm dịu cơ bắp và thư giãn tinh thần.


Hầu hết những sản phụ sinh mổ đều kiệt sức và đau đớn vì vết mổ. Do đó, người nhà tránh tác động tâm lý đến sản phụ và cần cho ăn cháo đủ bữa để mau lại người.


Ngày thứ 3 sau sinh



Sữa non bắt đầu nhạt dần. Vì trẻ sơ sinh bú mẹ còn yếu và ít nên sữa dư lại trong bầu ngực sẽ làm mẹ căng tức và đau đớn. Để kích thích sữa về nhiều hơn và không bị tắc sữa, nên mát-xa bầu ngực liên tục, vắt bỏ sữa dư và dùng khăn ấm chườm ngực.


Một số mẹ sinh thường sẽ được bệnh viện cho về nhà nếu không có những biến chứng hậu sản nghiêm trọng. Mẹ chú ý nhiều về việc ăn uống và nghỉ ngơi.


Ngay cả khi sữa ít cũng nên cho con bú đều sau mỗi 2-3 giờ, hơn 8 cữ một ngày. Cho con bú sẽ giúp mẹ ngăn ngừa ung thư vú và có lợi cho các cơn co tử cung sau sinh.


Mồ hôi trên cơ thể sẽ tiết ra nhiều hơn cùng với dịch tiết sau sinh. Để cơ thể luôn khô thoáng và sạch sẽ, mẹ nên có 1-2 chiếc khăn sạch, nhúng nước ấm và lau mình.


Để ngăn ngừa táo bón sau sinh và bệnh trĩ xuất hiện trong thời gian cho con bú, mẹ nên uống nhiều nước.


Muốn phục hồi cơ thể tốt sau sinh, mẹ nên tập một số bài thể dục nhẹ nhàng, thông thường là đi lại trong phòng hoặc các bài tập tại chỗ.


Ngày thứ tư sau sinh



Duy trì nhiệt độ trong nhà thích hợp để tránh tình trạng quá lạnh hoặc quá nóng. Nếu đã tới ngày thứ 4 sau sinh mà vẫn chưa đi ngoài được thì đã đến lúc bạn nên gọi bác sĩ ngay lập tức.


Các sinh hoạt hàng ngày bắt đầu lại đều không dễ dàng. Bạn không thể bắt tay ngay vào việc nhà hoặc bồng bế con quá nhiều, cũng không được nâng vác vật nặng nếu không về sau sẽ bị đau lưng hành hạ.


Vị trí khâu tầng sinh môn lúc này vẫn chưa hồi phục hoàn toàn, vì thế nếu ăn uống kiêng khem, ăn đồ khó tiêu sẽ bị việc đại tiện khó làm cho đau đớn. Để giảm chứng táo bón sau sinh, mẹ nên thường xuyên xoa bụng để kích thích nhu động ruột.


Sau sinh, mồ hôi thoát rất nhiều. Nếu quần áo bị ướt mồ hôi quá nhiều trong thời gian ở cữ, mẹ hãy nhớ thay quần áo ngay lập tức. Nếu ngoài trời lạnh, ở trong nhà, trong phòng cũng nên mang vớ để ổn định nhiệt độ cơ thể.


Ngày thứ năm sau sinh



Tử cung lúc này đã co lại bằng kích thước của nắm tay, lượng nước tiểu hàng ngày cũng về mức bình thường và sắc nâu sẫm trên đường nigra cũng mờ đáng kể.


Tiếp tục cho con bú nhiều để kích thích tuyến sữa tiết ra nhiều hơn, kiên trì thực hiện các bài tập mát-xa mỗi ngày.


Nói chuyện và cởi mở với người thân, với gia đình về những khó khăn của bản thân trong việc tự chăm sóc bản thân sau sinh và cả những vất vả khi chăm con để ngăn ngừa trầm cảm sau sinh.


Thức ăn phù hợp nhất trong tuần này là các thực phẩm chứa protein và sắt, chẳng hạn như cá, trứng và thịt nạc


Ngày thứ sáu sau sinh



Sau sinh rất dễ bị thiếu máu. Đến hết 5 tuần sau sinh lượng sắt trong cơ thể sẽ sụt giảm nghiêm trọng. Vì vậy ngoài việc bổ sung thực phẩm giàu chất sắt, mẹ nên nhờ bác sĩ kê toa để bổ sung chất sắt bằng viên uống.


Bạn có thể tắm rửa để giữ gìn vệ sinh thân thể và phòng bệnh cho con khi tiếp xúc với bé mỗi ngày, tuy nhiên phải nhớ tắm nhanh không quá 15 phút và tắm ở nơi kín gió. Tắm rửa sau sinh là cần thiết để tránh bị nhiễm trùng vết khâu tầng sinh môn và vết mổ sau sinh.


Có thể làm việc nhà nhưng là việc nhẹ nhàng, không ngâm vào nước lạnh quá lâu với các việc vặt như giặt giũ, chùi rửa.


Khi muốn gội đầu, tốt nhất là có sự giúp đỡ của người nhà, ngửa đầu ra chứ không nên cúi xuống gội. Tuyệt đối không gội đầu vào buổi tối và không để đầu ướt đi ngủ.


Để phục hồi nhanh sau sinh, bạn phải ngủ đủ giấc. Khi con ngủ, tốt nhất tranh thủ ngủ nghỉ chứ đừng tham công tiếc việc mà dọn dẹp. Nhà cửa bề bộn một chút không chết chóc nhưng nếu ngủ không đủ giấc thì rất nhiều hậu quả tồi tệ xảy ra, bao gồm cả trầm cảm sau sinh.


Trao đổi kinh nghiệm chăm sóc trẻ sơ sinh với người lớn tuổi. Đừng bao giờ coi kinh nghiệm của các cụ là lạc hậu hết cả, vẫn có những điều rất đáng chắt lọc. Ngoài ra, nên đọc thêm về sách nuôi dạy con cái và nắm vững các kiến thức cơ bản khi chăm sóc và nuôi dưỡng một đứa trẻ.


Ngày thứ bảy sau sinh nở



Với các bà mẹ sinh thường, cơ thể lúc này đã được cải thiện rõ, nhưng vẫn chưa thể gọi là hồi phục hoàn toàn. Cần phải nghỉ ngơi nhiều hơn và ngủ đủ giấc. Các bà mẹ sinh mổ có thể xuất viện sau 5 - 7 ngày sinh.


Bắt đầu thay tã nhiều hơn cho con và thuần thục những bước căn bản khi chăm sóc, vệ sinh cho bé. Tránh để con bọc tã bẩn quá lâu, gây hăm lở.


Càng cố gắng đi lại nhẹ nhàng và tập thể dục thì mẹ càng có thêm nhiều sức khỏe.


Nắm rõ lịch ngủ của con và canh các cữ bú đều đặn cho bé.


Vì một số bé cần được bú thêm vào giữa đêm nên có thể mẹ sẽ bị thiếu ngủ. Để bù sức, ban ngày khi con ngủ, hãy cố gắng tranh thủ chợp mắt.


Tập quan sát màu sắc và số lượng phân và nước tiểu trong tã của con để biết tình hình sức khỏe và sức bú của trẻ. Nhiều mẹ chỉ cần dựa vào dấu hiệu này mà biết được con mình thực sự có bú đủ hay chưa.


2-6 tuần sau khi sinh



Tuần thứ hai



Duy trì bữa ăn với các thức ăn phong phú về chất và đủ về lượng. Nếu bác sĩ có kê thuốc sắt, canxi bổ sung thêm thì tiếp tục uống theo đúng hướng dẫn.


Sau khi con bú, ban đêm mẹ lau sạch sẽ núm vú và thoa kem dưỡng ẩm lên để ngăn ngừa nứt da.


Phòng ngủ của mẹ sau sinh luôn phải kê giường để đảm bảo có thể ngả người, nghỉ ngơi bất cứ lúc nào.


Luôn nhớ một trong những lý do đầu tiên khiến mẹ thiếu sữa chính là thiếu ngủ.


Vùng tầng sinh môn đã bắt đầu lành da, để không xảy ra bất cứ điều gì đáng lo ngại, mẹ nên thay băng vệ sinh thường xuyên.


Tập luyện thể dục và đi lại sẽ giúp mẹ phục hồi nhanh sau sinh, đồng thời ngăn ngừa được tình trạng béo phì.


Tuần thứ ba



Không khom người hoặc ngồi trong 1 tư thế ở một khoảng thời gian dài.


Việc sử dụng áo ngực từ thời bầu bí là cần thiết để ngăn ngừa tình trạng ngực chảy xệ.


Để đảm bảo chất lượng sữa mẹ, ngăn ngừa thiếu máu, các mẹ sau sinh nên ăn nhiều thực phẩm giàu protein và sắt.


Nếu trong tình trạng quá mệt mỏi, lo âu trong thời gian dài, bạn sẽ tăng nguy cơ trầm cảm và làm đứt tuyến sữa đang hoạt động.


Cố gắng lịch trình giấc ngủ của trẻ và ngủ khi con ngủ để đảm bảo cơ thể người mẹ được nghỉ ngơi đầy đủ.


Tuần thứ tư



Một số bà mẹ sẽ bắt đầu kỳ kinh nguyệt đầu tiên sau sinh. (nếu không cho con bú, bạn sẽ bắt đầu kỳ kinh nguyệt đầu tiên sau khi sinh con).


Đến bệnh viện với con để kiểm tra sức khỏe sau sinh.


Muốn nhanh chóng lấy lại dáng sau sinh, bạn có thể tăng số lượng bài tập, nhưng không ép cơ thể tập luyện quá sức.


Nếu quá trình phục hồi diễn ra suôn sẻ, bạn có thể tắm gội thoải mái từ lúc này.


Nếu vùng tầng sinh môn tới thời điểm này vẫn chưa khô thì nên tìm biện pháp khử trùng và gặp bác sĩ ngay.


Tuần thứ năm



Nếu là người hồi phục nhanh chóng, bạn có thể gần gũi chồng ngay sau sinh, nhưng chú ý chuẩn bị trước về tinh thần và sức khỏe.


Cảm thấy bất kỳ bất thường nào liên quan đến các biến chứng hậu sản đều phải đến bệnh viện kịp thời.


Để cải thiện tình trạng khô da, da bủng không săn chắc, tốt nhất nên có các bước chăm sóc da cơ bản.


Điều chỉnh chế độ ăn uống. Ăn thêm nhiều thực phẩm lợi sữa để duy trì nguồn sữa lâu dài.


Nếu có việc từ công ty khẩn cấp, mẹ có thể làm việc nhà một cách độc lập.


Tuần thứ sáu



Ngay cả khi kinh nguyệt chưa bắt đầu, ngày rụng trứng có thể đã tới nên dù là cho con bú, các bà mẹ cũng nên dùng các biện pháp tránh thai an toàn để không ảnh hưởng đến nguồn sữa của con.


Mẹ có thể giảm bớt căng thẳng trong thời gian như bị giam lỏng này bằng cách đi bộ, tập yoga, và các bài tập đơn giản, dễ dàng khác.


Nếu là người hay đi, không chỉ có thể lái xe mà mẹ còn có thể đi những chuyến đi ngắn giải tỏa tinh thần nhưng nhớ phải hiểu được cơ thể mình muốn gì nhé.


Sau 42 ngày sinh, mẹ nên đến bệnh viện để kiểm tra mức độ phục hồi sau sinh ra sao. Kể cả việc khám sức khỏe cho bé cũng có thể làm trong ngày này.