Các mẹ hay đưa điện thoại di động, máy tính bảng hay máy chơi game kỹ thuật số để con không quấy khóc thì phải hạn chế ngay bây giờ vì những tác hại đáng sợ dưới đây.



Một nghiên cứu đã chỉ ra rằng, trẻ em từ 18 tháng tuổi trở xuống thường xuyên ngồi trước màn hình di động, máy tính có thể gặp nhiều vấn đề về giấc ngủ hoặc gặp khó khăn về cảm xúc và hành vi.



Các nhà nghiên cứu đến từ Bệnh viện Phụ nữ và Trẻ em KK (KKH) và Đại học Quốc gia Singapore bắt đầu nghiên cứu các tác động của việc tiếp xúc với màn hình đối với tâm trí của trẻ nhỏ. Nghiên cứu được công bố trên Tạp chí Nhi khoa Phát triển và Hành vi vào đầu năm nay.



webtretho



Ảnh: todayonline



Từ năm 2015 đến 2017, họ đã khảo sát 367 trẻ mẫu giáo ở Singapore từ hai đến năm tuổi bị rối loạn phát triển thần kinh như tự kỷ, chậm phát triển ngôn ngữ, chậm phát triển toàn cầu và rối loạn học tập.



Các nhà nghiên cứu cũng mời phụ huynh của những đứa trẻ này tham gia khảo sát để khai thác dữ liệu cho nghiên cứu. Những phát hiện chính từ khảo sát:



- Hơn một nửa (52%) trong số 367 trẻ em được khảo sát đã tiếp xúc với màn hình hoặc đã bắt đầu dành thời gian trước màn hình khi được 18 tháng tuổi hoặc sớm hơn.



- Hơn một nửa cũng có ít nhất một thiết bị màn hình trong phòng ngủ của chúng.



- Hơn 70% trẻ em tham gia vào nghiên cứu gặp các vấn đề về giấc ngủ, theo báo cáo của cha mẹ.



- Gần 60% trẻ em gặp khó khăn về cảm xúc hoặc hành vi có ý nghĩa lâm sàng, theo báo cáo của cha mẹ.



Cụ thể, khi những đứa trẻ dành thời gian trước màn hình, chúng đã bị gián đoạn giấc ngủ, gặp ác mộng, mất ngủ,... Chính điều này đã khiến chúng gặp khó khăn về cảm xúc và hành vi, như cáu giận, tăng động và không có khả năng tập trung.



Hầu hết trẻ em tham gia khảo sát là người Singapore, giới tính nam, dân tộc TQ, nói tiếng Anh và đến từ các gia đình trung lưu và thượng lưu.



Tiến sĩ Mae Wong, cố vấn cao cấp của khoa phát triển trẻ em tại KKH, người đứng đầu nghiên cứu, nhấn mạnh tầm quan trọng của việc nâng cao nhận thức về chủ đề này, đặc biệt là khi Singapore có tỷ lệ thâm nhập điện thoại thông minh cao nhất thế giới.



"Mức độ nhận thức của cộng đồng về các những tác hại của việc sử dụng các thiết bị thông minh đối với sức khỏe như giấc ngủ và những khó khăn về cảm xúc hoặc hành vi hiện đang bị hạn chế.Do đó, việc nâng cao nhận thức của phụ huynh và cộng đồng là cần thiết để giúp giảm tác động tiêu cực của việc sử dụng các thiết bị này ở trẻ nhỏ.", bà Mae Wong nói.



Ngoài những thông tin được cha mẹ cung cấp, một bảng câu hỏikhảo sát về cảm xúc và hành vi của trẻ cũng được sử dụng cho nghiên cứu.



Sau khi hoàn thành bảng khảo sát về điểm mạnh và khó khăn, nếu điểm số đạt được cao hơn, nó cho thấy tỷ lệ gặp các vấn đề về cảm xúc và hành vi cao hơn. Các nhà nghiên cứu đã phát hiện ra hai yếu tố làm tăng thêm 10% điểm số trong bảng câu hỏi trên là:



1. Đứa trẻ đã tiếp xúc với các thiết bị thông minh trước 18 tháng tuổi



2. Bị rối loạn giấc ngủ.



Điều này được so sánh với một đứa trẻ chưa được tiếp xúc với màn hình các thiết bị thông minh trước 18 tháng tuổi.



Khi đứa trẻ chơi trước màn hình điện thoại di động hay máy tính trong phòng ngủ và có các rối loạn giấc ngủ sẽ đạt điểm cao hơn 13% so với một đứa trẻ không có 2 yếu tố trên.



Tiến sĩ Mae Wong cho biết nhóm nghiên cứu cũng phát hiện ra rằng những đứa trẻ có cả cả hai yếu tố: tiếp xúc với các thiết bị thông minh trước 18 tháng tuổi và có các thiết bị này trong phòng ngủ gặp các vấn đề vềrối loạn giấc ngủ và những khó khăn về cảm xúc và hành vi nhiều hơn so với những đứa trẻ chỉ có một trong các yếu tố trên.



Mặc dù nghiên cứu chỉ khảo sát những trẻ bị rối loạn phát triển thần kinh, nhưng kết quả có thể áp dụng cho tất cả cộng đồng và phù hợp với bằng chứng hiện có từ các nghiên cứu đã được thực hiện ở trẻ em trước đó, Tiến sĩ Wong nói.



"Các kết quả nghiên cứu có thể phản ánh tình trạng dân số nói chúng khi họ cũng cho biết việc tiếp xúc với điện thoại, máy tính và những vẫn đề về giấc ngủ gây ra ảnh hưởng tiêu cực đến trẻ em".



Đối với trẻ em bị rối loạn phát triển thần kinh, chúng sẽ gặp nhiều vấn đề hơn khi sử dụng các thiết bị thông minh này và tình trạng của chúng sẽ nghiêm trọng hơn nếu sử dụng ngày càng nhiều.



Các nhà nghiên cứu nói rằng một nghiên cứu theo chiều dọc sẽ cho phép giải thích các hiệu ứng theo thời gian tốt hơn, để xem xét những tác động lâu dài của việc sử dụng các thiết bị công nghệ thông minh đối với trẻ khi chúng lớn lên.



Nguồn: todayonline