Ốm nghén là tình trạng khó chịu mà mẹ bầu gặp phải trong quá trình mang thai, đặc biệt trong giai đoạn đầu của thai kì. Nhưng mẹ đã biết khi nào là thời điểm ốm nghén lên tới đỉnh điểm?



Chị dâu em là bác sĩ sản khoa. Lúc em đang có bầu nghe em bị ốm nghén hành hạ liên tục, chị có qua nhà chơi, đồng thời giải thích cho em hiểu vì sao khi có bầu lại bị nghén, thời gian ốm nghén sẽ diễn ra trong bao lâu,… Những giải thích của chị tuy không mới, nhưng giúp em vững tâm vượt qua thời gian thai kỳ an toàn, lại không bị stress.





Em chia sẻ lại cho các mẹ nghe nhé:



Tại sao bà bầu lại ốm nghén?



Chị dâu em nói mặc dù đã có nhiều nghiên cứu nhưng các nhà khoa học vẫn chưa tìm ra lý do thực sự cho hiện tượng này. Tuy nhiên cũng có một số khả năng như sau:



- Do thói quen ăn uống thất thường và lượng đường trong máu thấp;



- Hệ thần kinh của một số bà bầu khá nhạy cảm đối với các loại thực phẩm và mùi vị gây cảm giác buồn nôn;



- Nồng độ các nội tiết tố tăng cao trong 3 tháng đầu thai kỳ. Trong đó có progesterone làm giãn các cơ của hệ tiêu hóa dẫn đến thức ăn trong dạ dày bị đẩy lên thực quản tạo cảm giác buồn nôn. Chất này còn làm thức ăn trong dạ dày chậm tiêu hóa hơn bình thường, gây chứng khó tiêu;



- Do di truyền.



Đỉnh điểm của cơn ốm nghén là khi nào?



Tình trạng ốm nghén thường xảy ra ở hầu hết các mẹ khi mang thai và càng giảm ở lần mang thai kế tiếp. Các mẹ thường ốm nghén trong khoảng tuần 4-6 của thai kì và thường kết thúc ở tuần 8- 12.



Tức là khoảng thời gian ốm nghén thông thường có thể dao động từ 1-2 tháng và tùy từng cơ địa của mỗi người mà thời gian ốm nghén kết thúc sớm hay muộn. Cũng có thể ở một số mẹ thời gian ốm nghén kéo dài xuốt thời kì mang thai 9 tháng 10 ngày.



Các nhà nghiên cứu của Đại học Cornell (Anh) cho rằng các triệu chứng nôn nghén lên đến đỉnh điểm khi sự phát triển nội tạng của em bé dễ bị tổn thương nhất với hóa chất. Điều này xảy ra giữa tuần 6 và tuần 18 của thai kỳ. Vì vậy, mẹ chỉ cần đặc biệt lưu ý khoảng thời gian này là được.



Với một số mẹ bầu, tình trạng ốm nghén thậm chí tiếp tục cho đến sau khi em bé đã chào đời.



Sau cùng, tất cả tình trạng ốm nghén chỉ là phản ứng sinh lý và không gây ảnh hưởng đến sức khỏe nên các mẹ không cần quá lo lắng.



Lợi ích của ốm nghén



- Về mặt sinh học, thai nghén có tác dụng bảo vệ thai nhi. Mặc dù phải hạn chế ăn nhiều loại thực phẩm nhưng qua đó các mẹ có thể tránh các nguy cơ truyền bệnh cho bé qua đường thực phẩm;



- Mẹ bầu bị ốm nghén thường ít bị sẩy thai. Các nội tiết tố tăng cao trong giai đoạn đầu của thai kỳ được cho là để bảo vệ thai nhi khi đang còn non nớt.



Những người nào có nguy cơ bị ốm nghén



Mặc dù biết ai cũng có khả năng bị ốm nghén, nhưng những người thuộc các trường hợp dưới đây có nguy cơ nghén nặng hơn các bà mẹ khác:



- Những bà mẹ mang đa thai, bà bầu dễ bị say tàu xe, say sóng. Ở những phụ nữ dễ bị mệt mỏi hay kiệt sức trong suốt thai kỳ, bà bầu nên biết nghỉ ngơi khi cần thiết và không nên tạo áp lực cho bản thân;



- Những bà bầu mới làm mẹ lần đầu tiên, những lần mang thai tiếp theo mẹ sẽ khỏe hơn;



- Thai nghén còn là hiện tượng phổ biến ở phụ nữ làm việc trong các lĩnh vực tổ chức sự kiện, truyền thông, hay việc nặng như chuyển nhà khi mang bầu thường chịu nhiều áp lực công việc dẫn đến căng thẳng.