webtretho



Phù chân khi mang thai đừng nghĩ là bình thường mà tiềm ẩn rất nhiều nguy cơ có hại cho cả mẹ và bé đấy nhé!



Phù chân là hiện tượng thường gặp ở mẹ bầu khi bước vào 3 tháng cuối thai kỳ. Vì vậy, nhiều người chủ quan cho rằng điều này không gây nguy hại cho thai nhi để rồi nhận lấy cái kết đau lòng, điển hình như trường hợp của chị L. hàng xóm gần nhà em.



Được biết, khi có thai được 30 tuần, chân của chị L. bỗng nhiên bị sưng phù, nhưng nghĩ đó là chuyện bình thường nên chỉ không quan tâm lắm, để rồi chưa đầy 4 tuần sau, chị bỗng nhiên bị đau bụng dữ dội, cuối cùng phải chấm dứt thai kỳ để đảm bảo tính mạng cho hai mẹ con.



Hôm nay em sẽ chia sẻ những kiến thức em biết về sưng phù chân và cách giảm sưng phù nhé.



Nguyên nhân gây phù chân ở mẹ bầu



Có ba nguyên nhân chính giải thích cho hiện tượng phù chân ở phụ nữ khi mang thai



+ Trong quá trình mang thai, cơ thể người mẹ sẽ sản xuất lượng máu và chất lỏng nhiều hơn 50% so với bình thường nhằm giúp nuôi dưỡng thai nhi. Đây là một trong những nguyên nhân phổ biến gây phù nề ở phụ nữ mang thai;



+ Khi thai càng lớn, tử cung của mẹ cũng lớn hơn, gây nên áp lực, chèn lên tĩnh mạch chủ dưới, đây là những tĩnh mạch có nhiệm vụ bơm máu từ chi dưới về tim, khi sức ép càng lớn thì máu sẽ dồn nhiều ở chân, gây hiện tượng phù, nhất là vị trị bàn chân, mắt cá;



+ Sự thay đổi hormone trong thai kỳ cũng đóng vai trò quan trọng gây nên hiện tượng phù.



Ngoài ra, một số nguyên nhân phổ biến khác gây chứng phù chân khi mang thai như: đứng quá lâu, thường xuyên mang giày cao gót, làm việc nặng nhọc, chế độ ăn nhiều Natri, thiếu Kali, thời tiết nắng nóng.



Khi nào phù chân khi mang thai là bất thường?



Như đã nói, phù chân khi mang thai là hiện tượng sinh lý bình thường, hầu hết chị em nào cũng gặp phải. Những dấu hiệu này sẽ mất đi khi em bé của bạn chào đời. Tuy nhiên, sưng phù cũng có thể là dấu hiệu chỉ ra cơ thể mẹ đang gặp phải những vấn đề nghiêm trọng hơn. Vì vậy hãy đến gặp bác sĩ sản khoa ngay nếu bạn nhận thấy những dấu hiệu bất thường sau:



+ Sưng phù dài ngày, dù mẹ đã nghỉ ngơi nhưng vẫn không có dấu hiệu thuyên giảm;



+ Tay và mặt cũng bị phù;



+ Dấu hiệu sưng, phù tăng dần, lớn hơn so với ban đầu;



+ Đau đầu nặng;



+ Có vấn đề về thị giác như nhìn lờ mờ;



+ Đau dữ dội ngay dưới xương sườn;



+ Có hiện tượng nôn, ói trở lại.



Hầu hết những dấu hiệu trên đều cảnh báo cho chứng tiền sản giật, nếu không được điều trị kịp thời có thể gây ra chứng co giật, khiến cả hai mẹ con đều gặp nguy hiểm.



Trong trường hợp một chân của mẹ có vẻ sưng nhiều hơn so với chân còn lại, hãy đến bệnh viện kiểm tra ngay vì đó là dấu hiệu cho biết bạn đang gặp vấn đề về tĩnh mạch.



Bí quyết để giảm phù chân khi mang thai



+ Hạn chế đứng quá lâu mà không di chuyển. Khi ngồi nên duỗi thẳng chân, không vắt chéo chân vì sẽ khiến máu khó lưu thông. Khi nằm nên kê cao chân bằng gối;



+ Thường xuyên mát xa, tập thể dục bàn chân;



+ Nằm nghiêng bên trái khi ngủ;



+ Mang giày dép thoải mái (tránh mang những đôi giày có quai chật, giày cao gót);



+ Không mặc quần áo bó sát;



+ Hạn chế đeo tất, nhất là những loại tất có dây buộc chặt ở mắt cá chân, bắp chân;



Tập thể dục thường xuyên, vận động nhẹ nhàng, vừa phải bằng cách đi bộ, bơi lội, đạp xe, tập yoga,…



+ Nên uống nhiều nước;



+ Ngâm chân 10-15 phút trong nước ấm trước khi ngủ sẽ giúp cơ thể cảm thấy thư giãn, tuần hoàn máu được tốt hơn, giảm sưng phù;



+ Hạn chế ăn mặn, giảm bớt lượng muối trong khẩu phần ăn.