Sự ra đời của các thiết bị thông minh mang đến nhiều tiện ích cho con người, song cũng có những mặt tác hại nếu không được sử dụng đúng cách. Một trong những thiết bị thông minh đó phải kể đến điện thoại di động, cái mà dường như nhà nào cũng có, từ người lớn đến trẻ nhỏ. Điều đáng nói là những đứa trẻ chỉ độ tầm 2-3 tuổi, chưa đến tuổi đi học cũng dùng điện thoại rất rành rọt.



webtretho



Ảnh minh họa: top1health




Điện thoại di động từ rất lâu được xem là một "vũ khí" cực lợi hại giúp cha mẹ "trị" những đứa trẻ hay mè nheo, nghịch ngợm. Mỗi lần con khóc, chỉ cần quăng cho con chiếc điện thoại để chơi, trẻ sẽ nín ngay. Nếu nhìn vào mặt lợi thế này thì đúng là tác hại các mẹ ơi. Việc nhìn quá nhiều vào màn hình điện thoại tác hại rất xấu đến sức khỏe, mà trước hết là thị lực của trẻ như trường hợp của bé Tong Tong đến từ Tân Châu, TQ.



Theo Setn, bé gái này đã gặp các vấn đề về mắt sau một thời gian sống cùng ông bà. Được biết, Tong Tong là một cô bé rất nghịch ngợm, có phần tăng động và rất thích chơi điện thoại. Để cháu không quấy khóc, ông bà thường dỗ dành bằng cách mở điện thoại cho cháu xem hoạt hình. Chỉ cần được xem điện thoại, cô bé rất hạnh phúc và không quậy nữa.


webtretho



Ảnh minh họa: deklanghong


Vào tháng 9 năm nay, Tong Tong được đưa đến bệnh viện kiểm tra trước khi đi học mẫu giáo. Gia đình thật sự bị sốc khi bác sĩ cho biết thị lực của Tong Tong giảm 2 độ và phải đeo kính để không suy giảm hơn nữa. Điều này có nghĩa là cô bé đã cận 2 độ.



Trẻ nhỏ không nên có vấn đề với mắt nhưng ngày càng có nhiều trẻ em gặp vấn đề về thị lực. Bác sĩ nhãn khoa nói với cha mẹ cô bé rằng họ nên chú ý đến con mình khi con còn nhỏ, nếu không, bé có thể bị cận nặng hơn khi lớn lên.



webtretho



Ảnh minh họa: depositphotos




Jin Xiaoqin, giám đốc khoa nhãn nhi tại Bệnh viện Mắt Vũ Hán cho biết sự phát triển thị lực của trẻ em sẽ trải qua 3 giai đoạn, đó là viễn thị sinh lý, bình thường và cận thị. Nhìn chung, trục mắt của trẻ sơ sinh ngắn và cả 2 mắt đểu có thể nhìn được xa. Trong quá trình phát triển và lớn lên, kích thước của trục mắt dần dần đạt đến mức trưởng thành. Chứng viễn thị sinh lý này về cơ bản sẽ biến mất, nhưng nếu hình thành những thói quen xấu gây ảnh hưởng đến mắt, cận thị sẽ dần dần phát triển.



Bác sĩ còn cho biết thêm, nếu tình trạng mắt của trẻ ngày càng xấu đi, trẻ sẽ bị cận thị sớm. Nhãn cầu sẽ thay đổi hình dạng khi trẻ lớn lên, điều quan trọng là cha mẹ không nên quá lo lắng. Hiện tại, Tong Tong có thể dựa vào kính để điều chỉnh thị lực nhưng nếu gia đình vẫn tiếp tục cho bé sử dụng thiết bị di động quá nhiều, biến chứng mắt của bé có thể nghiêm trọng hơn trong tương lai, chẳng hạn mắc bệnh tăng nhãn áp hoặc thậm chí mù lòa.



Ngoài xem điện thoại quá nhiều, trẻ bị cận thị còn thể do những nguyên nhân sau:



- Xem ti vi quá gần



- Thiếu sức đề kháng



- Thiếu ngủ



- Quá nhẹ cân



- Cận thị do di truyền



Để khắc phục cũng như ngăn ngừa tình trạng cận thị ở trẻ, cha mẹ cần chú ý:



- Hạn chế cho trẻ chơi điện thoại



- Không nên để trẻ xem ti vi quá nhiều, ngồi ở cự ly quá gần



- Phòng học của trẻ phải đảm bảo đầy đủ ánh sáng



- Để trẻ ngồi đọc và viết ở cự ly phù hợp (trẻ nhỏ thường là cách 25 cm)



- Để trẻ ngồi học ngay ngắn, tư thế thẳng lưng, không nằm đọc sách



- Chế độ ăn uống cân bằng dinh dưỡng, bổ sung các vitamin tốt cho mắt như vitamin A, C, E



- Đưa trẻ khám mắt định kỳ.



Nguồn:



https://www.worldofbuzz.com/3yo-girl-is-now-short-sighted-as-she-was-always-watching-cartoons-on-mobile-phone/



https://www.setn.com/News.aspx?NewsID=633946