8 thay đổi thể chất thường gặp khi mang thai, mẹ bầu chuẩn bị tâm lý đón nhận
Ngoài sự thay đổi về tâm lý, mang thai còn dẫn đến nhiều sự thay đổi về thể chất, nhất là 8 tình trạng thường gặp dưới đây.
Không phải tất cả người mẹ mang thai đều luộm thuộm, xấu xí. Nhưng không thể phủ nhận, mang thai dẫn đến nhiều thay đổi về thể chất. Nhiều mẹ thậm chí khó chấp nhận sự thay đổi này. Gương mặt nhiều mụn, thân hình to tướng, chiếc bụng chi chít vết rạn,... Dưới đây là 8 tình trạng thường xảy đến trong 9 tháng thai kỳ. Hy vọng các mẹ có thể nhẹ nhàng đối mặt và hơn hết vẫn là niềm hạnh phúc để chờ đời thiên thần bé nhỏ chào đời.
1. Rạn da
1 trong 8 thay đổi xảy đến khi mang thai mà gần như 100% các bà bầu đều phải gặp đó là bị rạn da. Những vết rạn da thường xuất hiện trên các khu vực có xu hướng bị kéo căng và tăng cân nhanh chóng, chẳng hạn như bụng, ngực và đùi.
Mẹ bầu không phải qua lo lắng. Mẹ có thể giảm những vết rạn hoặc ngăn ngừa tình trạng này xảy đến sau sinh bằng cách thoa kem hoặc dầu dừa lên vùng da bị ran.
2. Giãn tĩnh mạch
Sự gia tăng hormone thai kỳ và sự tăng đột ngột thể tích máu có thể khiến các tĩnh mạch ở chân (và đôi khi là ở mặt) phân nhánh và xuất hiện rõ hơn. Triệu chứng giãn tĩnh mạch có thể xuất hiện nhiều hơn nếu mẹ đứng quá lâu, vì vậy cách để giảm là mẹ bầu nên ngồi nghỉ ngơi càng nhiều càng tốt. Tình trạng này chỉ là tạm thời. Nếu sau sinh vẫn không hết, bác sĩ có thể tiêm thuốc để giảm các triệu chứng.
3. Tóc trông dày và mượt, nhưng sự thật là...
Khi mang thai, mẹ bầu có thể thấy tóc mình dày hoặc mượt hơn, nhưng sự thật là... Mang thai làm chậm quá trình rụng tóc, tóc của mẹ sẽ trông dày và mượt hơn. Nhưng thực tế, tình trạng này hoàn toàn không mấy khác biệt so với sau sinh. Dường như khi mang thai đó là "cú lừa" để mẹ hạnh phúc trước khi bắt đầu hối tiếc về mái tóc của mình. Sau sinh, khi các hormone trở lại hình thường, mẹ sẽ bị rụng tóc nhiều hơn.
4. Nám
Nám là tình trạng xuất hiện phổ biến trong thai kỳ. Đặc điểm là vùng da bị tối màu, nám có thể xuất hiện ở má, trán hay cằm. Nó sẽ biến mất sau khi sinh con. Nhưng ngay cả khi mẹ biết rằng như thế vẫn không thể không lo lắng. Những bà mẹ đi làm khi mang thai có thể dùng kem che khuyết điểm. Nếu mẹ cảm thấy thoải mái với gương mặt nám, mẹ có thể để mặt mộc không cần phải che.
5. Lông chân dài hơn
Nhiều mẹ bầu đôi khi cảm thấy sốc vì lông chân dài hơn, trông không giống phụ nữ. Mẹ không phải quá lo vì nghĩ rằng tình trạng này sẽ càng ngày tăng lên. Bởi vì nó chỉ tạm thời. Nhưng nếu không cảm thấy thoải mái, mẹ có thể dùng dao cạo râu hoặc các thiết bị khác để giảm bớt lông chân. Nếu quá khó chịu, mẹ nên tham khảo ý kiến bác sĩ.
6. Mụn trứng cá đầy mặt
Có thể lần cuối cùng mẹ bị nổi mụn là lúc học Đại học hoặc thời phổ thông. Nhưng khi mang thai, mẹ sẽ gặp lại tình trạng này. Bởi, nổi mụn trứng cá cũng rất phổ biến trong thai kỳ. Nếu muốn giảm bớt, mẹ bầu nên bổ sung những thực phẩm vitamin A hoặc axit retinol. Nhưng, tình trạng nổi mụn cũng chỉ tạm thời.
7. Bong da
Hormone thai kỳ thúc đẩy quá trình sản xuất tế bào da phát triển quá mức khiến các lớp da ở cổ, dưới cánh tay, dưới vùng áo ngực hoặc bất cứ chỗ nào da cọ vào quần áo dễ bị bong ra. Tình trạng này hoàn toàn vô hại. Nếu vẫn còn xuất hiện sau khi sinh con, mẹ nên đến gặp bác sĩ da liễu.
8. Xuất hiện đường sọc nâu
Hơn 75% phụ nữ mang thai sẽ có xuất hiện một đường sọc màu nâu dọc bụng. Mẹ không cần quá lo lắng vì nó sẽ biến mất sau khi sinh con. Sự gia tăngnội tiết tố estrogen làm tăng sản xuất các hắc sắc tốmelanin, cái tạo nên màu cho đường sọc này.Đường sọc nâu (linea nigra) không tổn thương thai nhi hoặc sức khỏe của mẹ.