7 thời điểm thai phát triển mạnh mẽ, mẹ bồi bổ, kiềm chế cảm xúc thai nhi thông minh, lớn khỏe
Đối với người mẹ mang thai, niềm hạnh phúc nhất là cảm nhận được mầm sống đang tồn tại trong cơ thể, lớn khỏe mỗi ngày. Tuy nhiên, thai càng lớn, người mẹ lại càng lo lắng hơn về sự phát triển của con, không biết liệu có điều gì đó xảy đến hay không.
Thực tế, trong suốt thai kỳ, con có 7 thời điểm vàng phát triển, cần mẹ vỗ về và chú ý bổ sung dinh dưỡng để luôn khỏe mạnh, ra đời thông minh, dễ nuôi.
1. Thai nhi 60 ngày
Nếu phát triển bình thường, ở thời điểm này, thai nhi bắt đầu hình thành cột sống. Lúc này, mẹ bầu được khuyến khích dùng một số thực phẩm bổ sung hoặc uống thuốc bổ để hỗ trợ sự phát triển cột sống của thai nhi. Ngoài ra, làn da của em bé cũng dần xuất hiện từ mốc thời điểm này.
2. Thai nhi 90 ngày
Đây được xem là thời kỳ não bộ thai nhi có sự phát triển đỉnh cao. Do đó, mẹ bầu nên bắt đầu chế độ thai giáo cho con từ trong trứng. Ở thời điểm này, em bé bắt đầu có một số hoạt động tự phát như mút ngón tay, nghịch dây rốn. Các bà mẹ được khuyến khích nên ăn nhiều thực phẩm DHA để bổ sung đầy đủ chất, nuôi dưỡng não bộ cho thai.
3. Thai nhi 120 ngày
Ngày thứ 120 là mốc thời gian quan trọng bắt đầu sự phát triển thính giác của thai nhi. Nếu như trước đó, thai nhi chỉ có thể cảm nhận một cách mơ hồ các kích thích từ môi trường bên ngoài thông quá việc thai giáo của mẹ thì kể từ thời điểm này, thai nhi có thể cảm nhận và lắng nghe rõ hơn. Nói đúng hơn, sự phát triển của thai nhi kể từ ngày 120 được xem là giai đoạn tốt nhất cho việc thai giáo. Mẹ bầu bầu nên thường xuyên đọc sách, nghe nhạc, hát ru, thường xuyên trò chuyện để rèn luyện thính giác, não bộ cho con ngay từ trong bụng.
4. Thai nhi 150 ngày
Theo các nghiên cứu, thai nhi bắt đầu có một số ký ức trong bụng mẹ kể từ ngày thứ 150. Những ký ức này có thể theo con đến sau này. Nghĩa là khi chào đời, bé vẫn có khả năng nhớ lại những gì đã xảy ra trước đó. Do vậy, cha mẹ phải chú ý tạo cho con những kỷ niệm đẹp nhất, để con cảm nhận được sự ấm áp, hạnh phúc ngay chính trong gia đình mình. Người mẹ cố gắng kiềm chế cảm xúc, bớt căng thẳng.
5. Thai nhi 210 ngày
Ngày thứ 210 trong quá trình phát triển của thai nhi, các mẹ bầu cần có một kế hoạch chăm sóc thật chu đáo. Bởi, đây là thời kỳ "hoàng kim" của sự phát triển thị lực của thai nhi. Lúc này, con có thể phân biệt giữa ngày và đêm. Sự chuyển động rõ ràng của thai nhi trong thời điểm này cũng phản ánh rõ sở thích của con. Lúc này, mẹ nên bổ sung một số thực phẩm tốt cho thị lực để bé chào đời có đôi mắt sáng, khỏe.
6. Thai nhi 230 ngày
Các mẹ bầu đều biết rằng, phổi có vai trò quan trọng đối với sự phát triển khỏe mạnh của thai nhi. Giai đoạn ngày thứ 230 trong quá trình phát triển của thai nhi, hệ thống hô hấp có sự phát triển mạnh mẽ về chức năng của phổi. Nói cách khác, giai đoạn vàng của sự phát triển phổi của em bé là kể từ ngày thứ 230 của thai kỳ. Để giúp con có lá phổi khỏe mạnh, bà bầu chú ý môi trường sống, cố gắng hít thở bầu không khí trong lành.
7. Thai nhi 240 ngày
Ở thời điểm này, cảm xúc của người mẹ rất quan trọng. Bởi vì, tâm trạng của người mẹ có tác động trực tiếp đến sự phát triển khỏe mạnh của con. Giai đoạn này, về cơ bản con đã hoàn thiện về thể chất. Đây cũng là giai đoạn quan trọng đối với cảm xúc, sự hình thành tính cách của con sau này. Mẹ bầu cố gắng duy trì tâm trạng vui vẻ, sống lạc quan, nếu không sẽ không có lợi cho việc hình thành tính cách của bé sau này. Nếu mẹ bầu thường xuyên cau có, hay khóc rất dễ sinh con ít quấy, khó nuôi.
Những lưu ý mẹ bầu cần nhớ đế có một thai kỳ suôn sẻ, con chào đời khỏe mạnh
1. Chế độ ăn uống
Chế độ ăn uống có vai trò quan trọng đối với sự phát triển của thai nhi. Mẹ không chỉ chú ý các chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể mà còn bổ sung những dưỡng chất cần thiết cho sự phát triển của con. Nói chung, bên cạnh việc không được ăn những thực phẩm bất lợi cho sức khỏe còn phải chú ý sự cân bằng dinh dưỡng để bảo vệ thai nhi luôn phát triển khỏe mạnh.
2. Làm việc và nghỉ ngơi
Duy trì một thói quen tốt khi mang thai là điều kiện cơ bản đảm bảo cho sức khỏe của người mẹ và em bé. Mẹ bầu cố gắng nghỉ ngơi đầy đủ. Giấc ngủ thai kỳ rất quan trọng, mẹ bầu cố gắng ngủ đủ giấc để đảm bảo thể chất khỏe mạnh cho sự tăng trưởng của em bé trong bụng và mẹ có sức để chăm con sau sinh.
3. Tập luyện
Ngoài việc chú ý chế độ dinh dưỡng, sinh hoạt khoa học, mẹ cũng đừng quên dành thời gian tập luyện hợp lý. Không chỉ có lợi cho sức khỏe của mẹ mà còn hỗ trợ cho sự phát triển khỏe mạnh của thai nhi. Đồng thời, các bài tập thể dục đúng cách còn giúp mẹ bầu giảm đau các triệu chứng thai kỳ. Mẹ bầu lưu ý chọn địa điểm tập luyện, tránh đến những nơi đông đúc, ồn ào, ô nhiễm.