Ai cũng biết rằng giấc ngủ vô cùng quan trọng đối với trẻ sơ sinh bởi vì bé phát triển và lớn lên ngay cả trong giấc ngủ. Nhiều mẹ không khỏi lo lắng khi con trằn trọc không chịu ngủ.


Bé khó ngủ, ngủ không sâu giấc, hay giật mình và quấy khóc … dẫn đến chậm lớn, hay ốm vặt là nỗi trăn trở của nhiều gia đình có con nhỏRất nhiều mẹ thắc mắc trẻ khó ngủ thiếu chất gì, cho rằng mình không cung cấp đủ dưỡng chất cho con.

Chăm sóc trẻ khó ngủ hay nhiều ngày không chịu ngủ sẽ khiến bố mẹ kiệt sức. Do vậy, với những quan sát bên ngoài, mẹ sẽ có những nhận định chung để khắc phụ tình trạng của bé, dựa vào những căn cứ dưới đây.

Nguyên nhân trẻ khó ngủ là gì?

Trẻ khó ngủ do thiếu kẽm

Kẽm đóng vai trò quan trọng trong hệ tiêu hóa, đảm bảo cho quá trình trao đổi chất của cơ thể được diễn ra bình thường. Góp phần đảm bảo các tế bào tăng trưởng và hồi phục tốt nhất đồng thời góp phần vào hệ miễn dịch của cơ thể. Không chỉ vậy, kẽm còn giúp tăng cường giấc ngủ của bé, nhất là các trẻ hay thức đêm, khóc đêm. Khi bé thiếu kẽm, ngoài việc không ngủ ngon còn kèm theo những triệu chứng như lười bú, kém ăn, rụng tóc, tiêu chảy kéo dài, chậm phát triển, hay khóc nhè, cáu gắt, ngủ không yên giấc.

Để khắc phục tình trạng này, đối với trẻ dưới 6 tháng tuổi, nguồn kẽm tốt nhất là từ sữa mẹ. Do đó, mẹ nên ăn các thực phẩm giàu kẽm như gan lợn, thịt bò, tôm đồng, lươn, hàu, sò, sữa… Với trẻ trên 6 tháng tuổi, nên tăng cường hấp thụ kẽm cho trẻ bằng cách bổ sung vitamin D qua các trái cây như cam, chanh, quýt, bưởi. Với trẻ từ 0 – 4 tuổi, không dùng quá 150mg kẽm mỗi ngày. Với trẻ lớn hơn nên tăng cường cho bé sử dụng các thực phẩm như cua, hàu, trái bơ, ngũ cốc, các loại hạt, hải sản…


Tình trạng trẻ khó ngủ do thiếu kẽm tương đối phổ biến ở nước ta. Tình trạng này kéo dài sẽ khiến bé còi cọc, suy dinh dưỡng ... nên mẹ cần phải chú ý đến nguyên nhân này trước khi con ngủ không ngon.

Trẻ khó ngủ do thiếu canxi

Thiếu canxi là tình trạng thường gặp ở các trẻ ít sử dụng các thực phẩm chứa canxi. Thiếu canxi sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển của xương khớp từ đó khiến bé gặp phải hiện tượng nhức mỏi cơ, mỏi xương khớp, hay trằn trọc, khó đi vào giấc ngủ, ngủ không sâu giấc và thường hay giật mình. Bên cạnh việc khó ngủ, bé có hiện tượng chậm mọc răng, rụng tóc hình vành khăn...

trẻ khó ngủ

Bé bị rụng tóc hình vành khăn 

Khi bé có các biểu hiện này, mẹ nên bổ sung canxi cho bé qua các thực phẩm như rau lá xanh, đậu nành và các chế phẩm từ đậu nành, sữa chua, pho mát, sữa giàu canxi và đặc biệt là các loại tôm, cua, ghẹ…

Trẻ khó ngủ do thiếu vitamin D

Trẻ thiếu vitamin D thường ngủ không sâu hay giật mình, chậm biết đi và mọc răng, rụng tóc, dễ quấy khóc… Các biểu hiện thiếu vitamin D ở trẻ khá tương tự như thiếu canxi do vitamin D có vai trò quan trọng trong quá trình hấp thu canxi.


Để cải thiện tình trạng thiếu hụt vitamin D ở trẻ, mẹ nên cho bé tắm nắng sớm và bổ sung các thực phẩm như cá, sữa, lòng đỏ trứng… vào bữa ăn hàng ngày của bé.

Trẻ khó ngủ do thiếu sắt

Một câu trả lời khác cho thắc mắc bé khó ngủ thiếu chất gì chính là thiếu sắt. Đây là một chất không thể bỏ qua, cực kỳ cần thiết cho sự phát triển của trẻ. Thiếu hụt sắt có thể gây ra nhiều vấn đề về não bộ khiến trẻ thường xuyên lo lắng sợ hãi, suy giảm nhận thức. Do sợ hãi, căng thẳng nên trẻ dễ mệt mỏi và mất ngủ. Biểu hiện ở bé thiếu vitamin C, ngoài việc bé khó ngủ ngon còn có những biểu hiện như bé xanh xao nhất là bàn tay bàn chân, trẻ chậm chạp, mệt mỏi, kém tập trung, sút cân, rối loạn tiêu hóa..

trẻ khó ngủ trằn trọc

Thiếu sắt cũng khiến bé khó ngủ, da xanh xao 

Mẹ có thể cho trẻ uống các muối sắt và điều chỉnh chế độ dinh dưỡng cho phù hợp bằng cách bổ sung các thực phẩm giàu sắt như thịt bò, thịt gà, cá, trứng, súp lơ, đậu nành, bơ...

Trẻ khó ngủ do thiếu vitamin B12

Thiếu vitamin B12 cũng là một nguyên nhân gây khó ngủ ở trẻ. Ngoài ra, khi thiếu hụt loại vitamin này, bé cũng dễ bị tiêu chảy kéo dài, viêm kết mạc, giác mạc, chốc mép dẫn đến lười ăn, chậm phát triển. Ngoài việc khó ngủ, bé còn nhạycảm ánh sáng, khóe miệng nứt nẻ hoặc loét, mắt có vệt đỏ, táo bón, kém ăn, phản ứng chậm, cựa quậy vô ý thức với đầu và thân mình


Mẹ có thể bổ sung vitamin b12 cho bé qua các thực phẩm như gan, thận, tim động vật; cá, sữa, nấm, pho mát, thịt nạc, trứng, sữa…

Bé khó ngủ do thiếu vitamin C

Vitamin C đóng vai trò quan trọng trong việc tạo ra collagen, một protein quan trọng giúp nâng đỡ mạch máu, xương, sụn, mô dưới da. Đồng thời vitamin C còn tham gia chuyển hóa acid folic và tăng hấp thu sắt. Mất ngủ cũng là một biểu hiện của thiếu hụt vitamin C thường gặp ở trẻ. Ngoài ra da bé dễ bị bầm, người mệt mỏi, nướu sưng đỏ...

Mẹ có thể bổ sung vitamin C cho trẻ bằng cách thêm vào khẩu phần ăn các thực phẩm như cam, chanh, cà chua, dâu tây, kiwi, ớt xanh, bông cải xanh, măng tây, cải bắp, khoai lang…

>>> Có thể bạn quan tâm: 3 tác hại đáng lo ngại khi ru con ngủ bằng cách bế lắc lư đưa giấc

5 mẹo hay giúp trẻ dễ ngủ

Để cải thiện giấc ngủ cho bé, ngoài việc bổ sung các chất còn thiếu, mẹ cần lưu ý những điều sau:

Môi trường ngủ yên tĩnh, thoáng mát

Điều kiện phòng ngủ như âm thanh, nhiệt độ, ánh sáng cũng là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến giấc ngủ của trẻ. Do đó, trước khi cho bé lên giường đi ngủ mẹ cần đảm bảo phòng ngủ con đang ở điều kiện tốt nhất, không phải là tác nhân khiến bé khó ngủ khóc quấy.

Giờ giấc sinh hoạt khoa học

Để trẻ có một thói quen ngủ khoa học, mẹ nên tạo một thời gian biểu khoa học và hợp lý, đặc biệt giấc ngủ sẽ không gián đoạn nếu mẹ cai sữa đêm cho bé. Vì duy trì được một thói quen ngủ cho trẻ thì mẹ sẽ nhẹ nhàng hơn rất nhiều, không phải tốn thời gian và công sức mà bé vẫn dễ dàng chìm vào giấc ngủ. Ngoài ra, mẹ cũng không nên để bé ngủ nướng, hãy gọi bé dậy trước 8h sáng để tránh ảnh hưởng đến giấc ngủ ban đêm.

Tắt các thiết bị điện tử trước khi đi ngủ

Các nghiên cứu đã cho thấy, nguồn ánh sáng xanh từ các thiết bị điện tử sẽ làm ảnh hưởng lớn đến khả năng chìm vào giấc ngủ của chúng ta, khiến cơ thể khó đi vào giấc ngủ hơn. Do đó, trước khi cho bé đi ngủ mẹ hãy tắt tất cả các thiết bị điện tử.

Không cho bé ngủ ngày nhiều

Mẹ khuyến khích bé vận động hay nghe nhạc, trò chuyện với con, xoa chân hay làm mặt xấu trêu chọc con để con không ngủ ngày nhiều. Nếu để con ngủ trưa, mẹ hãy canh đồng hồ và đánh thức con.

Cho bé bú đủ trước khi ngủ

Bé sẽ tự tỉnh giấc và đòi bú mẹ khi bé có nhu cầu cần bú sữa mẹ, sau khi đã no nê bé sẽ ngủ tiếp. Nếu bé không bú đủ thì bé sẽ đói và tỉnh giấc giữa đêm. Nhẹ nhàng ru con ngủ nhưng đừng tạo thành thói quen


Trên đây là các mẹo dỗ trẻ khó ngủ, hy vọng sẽ có ích cho các mẹ.

Xem thêm bài viết tham khảo:

https://www.whattoexpect.com/first-year/baby-sleep-problems.aspx#:~:text=How%20to%20solve%20it%3A%20Stick,to%20settle%20down%20at%20night.

Xem thêm bài viết liên quan:

Mẹo ru con ngủ 'lăn quay' chỉ trong 1 phút thực hiện thao tác này

Độc chiêu ru con ngủ trong vòng chưa đầy 1 phút cực hay, các mẹ nên học hỏi nè!

Dạy con từ trong bụng mẹ bằng những bài hát ru