Những sai lầm cơ bản của bố mẹ trong gia đoạn trẻ tập đi có thể khiển bé phát triển không cân đối, chân đi hai hàng.



Nuôi con là một quá trình đòi hỏi sự kiên trì. Tuy nhiên, nhiều cha mẹ do thiếu kinh nghiệm hoặc nôn nóng trong việc nuôi dạy con khiến trẻ phát triển không đúng tự nhiên, ảnh hưởng đến tư thế, vóc dáng của trẻ. Mà nói đâu cho xa, các bố các mẹ nhà mình cứ thích khoe con phát triển sớm này nọ, tập đi tập ngồi sớm, ganh nhau từng chút một. Em nói thật chứ những cái đó giống như những điều tự nhiên, một em bé bình thường rồi cũng sẽ biết lật, biết bò, biết đi... Hôm kia em vừa gây với con em dâu vì nó mua cái xe tập đi tròn về bắt cháu em mới 8 tháng bỏ vào. Nó cứ bảo thằng bé thích mê chứ em thì thấy hại nhiều hơn là lợi. Nhưng mà cháu mình, mình không bỏ được các mẹ ạ. Mích lòng cũng đành chịu chứ sau này con lớn lên có cái mặt đẹp mà cái dáng xấu mà chê quỷ hờn thì vất vả lắm, vừa cả công việc này nọ, kiếm người yêu, cả bạn bè nữa. Các mẹ thấy em nói có đúng không.



Để giúp bé sở hữu vóc dáng cao lớn, cân đối, chân thẳng trong quá trình tập đi, cha mẹ cần tránh mắc phải những sai lầm dưới đây:



1. Tập đi sớm cho con


Mỗi em bé có sự phát triển riêng, không bé nào giống bé nào. Vì vậy việc cha mẹ bắt bé tập đi quá sớm cho bằng bạn bè khi bé chưa thực sự sẵn sàng là một việc không nên làm. Thông thường, trẻ sẽ bắt đầu tập đi những bước đầu tiên khi được 9-12 tháng tuổi và 15 tháng có thể đi lại khá tốt. Trong gia đoạn tập đi, bố mẹ cần quan sát các dấu hiệu của bé để biết cách phối hợp và hỗ trợ vận động cho con một cách tốt nhất.



Trẻ bị coi là chậm biết đi khi bé qua 18 tháng tuổi mà vẫn chưa đi được.Nếu đến hết 18 tháng tuổi mà bé chưa biết đi thì bố mẹ nên cho bé thăm khám bác sĩ để tìm ra nguyên nhân thật sự. Hệ xương của bé trong những năm đầu đời vô cùng yếu ớt, nếu khung xương chưa đủ cứng cáp, hoàn thiện mà đã phải gánh trọng lượng toàn cơ thể khi ngồi hoặc tập đi sẽ khiến chúng bị biến dạng.



Những bé bị ép ngồi, đi sớm đều có tỉ lệ cao bị vẹo xương, chân cong, gù lưng khi lớn lên. Vì thế, mẹ hãy để cho bé phát triển theo đúng độ tuổi của mình để bé được khỏe mạnh, xinh xắn sau này.



2. Cho trẻ dùng xe tập đi



Loại xe tập đi tròn được rất nhiều bà mẹ dùng nè, nó có thể làm chậm kỹ năng đi bộ và giữ thăng bằng của trẻ. Nó cũng có thể tạo ra các dáng đi bộ bất thường mà sau này rất khó sửa. Quan sát trẻ đi bộ khi bé ở trong một chiếc xe tập đi, bạn sẽ thấy chân của bé đang lơ lửng và bé chạm đất bằng các ngón chân của mình. Đây thật sự không phải phương pháp lý tưởng để giúp trẻ tập đi nhanh hơn và vững hơn.



webtretho



(Ảnh Sutterstock)



Bên cạnh đó, các xe tập đi dạng tròn có thể gây nguy hiểm cho trẻ khi nó bị lật đổ và gây chấn thương nghiêm trọng.



Dù xe đẩy tập đi tốt hơn xe tập đi truyền thống nhưng đó vẫn không phải là cách tốt nhất để giúp bé tập đi. Để đi được, bé cần đủ sức mạnh cũng như sự phối hợp các bộ phận của cơ thể, giúp bé có thể đứng vững và tự di chuyển trên đôi chân của mình. Bước chuyển động của bé sẽ khác đi khi bé sử dụng xe tập đi dạng đẩy, bởi lúc đó bé phụ thuộc nhiều vào bàn tay.



Không cần đến các loại xe tập đi, cha mẹ có thể để trẻ bắt đầu đi bộ bằng cách bám tay vào một món đồ nào đó như bàn, ghế...



3. Đặt con lên một tấm nệm mềm để tập bò và tập đi



Đây là sai lầm mà đa số các gia đình có con nhỏ mắc phải.Một bề mặt mềm sẽ làm thay đổi cách phát triển vận động tự nhiên của trẻ, khiến bé khó di chuyển và khám phá. Nếu bạn sợ bé ngã, hãy chọn một tấm thảm mỏng, không trượt để thay thế. Nếu bàn chân bé bị chìm vào trong tấm thảm, có nghĩa là tấm thảm quá mềm với bé.



Nguyên tắc này cũng cần được áp dụng khi lựa chọn giày dép. Đi chân trần là tốt nhất cho việc bò và tập đi bộ. Khi bé ra ngoài, đừng chọn những đôi giày dép có đế cứng và dày, nên chọn những loại có đế mỏng, nhẹ và linh hoạt. Giày dép nên đủ mỏng để bàn chân của bé có thể cảm nhận được mặt đất.



4. Mặc tã cả ngày, mặc tã chật



Việc mặc tã cho bé suốt ngày cũng không tốt cho sự phát triển của bé. Việc bé mặc tã sẽ gây vướng giữa 2 chân, có thể ảnh hưởng đến khả năng giữ thăng bằng và tư thế di chuyển của bé, làm trẻ dễ đi hai hàng. Chúng cản trở sự di chuyển của khớp háng, khớp xương, cơ bắp… khiến sự phát triển của bé bị kìm hãm. Bé sẽ không thể vận động thoải mái, nhanh nhẹn được.



webtretho



(Ảnh PNVN)



Mặc tã quá chật cũng là một sai lầm ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe, vóc dáng của con. Khi mặc tã quá chật, chân bé sẽ chịu áp lực lớn và không thể phát triển bình thường. Nếu mẹ không phát hiện và thay đổi kịp thời, con có thể bị dị tật khớp háng.



Để tã đầy, quá nặng cũng làm ảnh hưởng tới dáng đi của trẻ. Một tã đầy xệ có thể nặng 1kg, nếu bé mặc một chiếc tã xệ về lâu dài có thể dẫn đến thay đổi cấu trúc cơ sinh học trong quá trình tập đi và cũng là một trong những nguyên nhân làm trẻ chậm biết đi, dáng đi không thẳng.



Nguồn bài: https://kknews.cc/zh-my/baby/52r36j3.html