Ru con ngủ bằng cách bế lắc lư có thể gây ra những tác hại khôn lường. Các chuyên gia lại cảnh báo thói quen này hoàn toàn không đúng, rất dễ làm tổn thương não trẻ.



Bế lắc lư để giúp trẻ dễ đi vào giấc ngủ hơn rất được nhiều mẹ áp dụng. Mỗi khi con khóc, mẹ sẽ ngay lập tức bế trẻ vào người lắc bé. Các mẹ nghĩ rằng có thể giúp bé ngủ ngon hơn nhưng thực tế, các chuyên gia lại cảnh báo thói quen này hoàn toàn không đúng, rất dễ làm tổn thương não trẻ. Chính vì vậy, các chuyên gia khuyến cáo cha mẹ không nên ru con ngủ bằng cách này.



webtretho



Ảnh minh họa: Internet



Tác hại từ thói quen ru con ngủ tưởng chừng vô hại của mẹ



1. Dễ làm đau cổ



Thông thường khi trẻ mới sinh ra, cha mẹ vẫn chú ý nâng đỡ cổ mỗi khi bế bé. Tuy nhiên, khi trẻ đã qua giai đoạn biết lẫy, lật, cha mẹ thường chủ quan trẻ đã cứng cáp phần cổ nên có thể bế lắc khi dỗ con khóc hay ru ngủ. Thực tế, lúc này, sự phát triển xương của trẻ chưa hoàn thiện và cổ rất dễ bị tổn thương nếu bị lắc. Bởi vì biên độ rung của hành động bế lắc lư là tương đối lớn. Đặc biệt, nếu người bế lắc bé là bố thì lực tác động thậm chí còn nặng hơn nhiều.



2. Gây thiếu máu cục bộ



Khi bị rung lắc, trẻ sơ sinh khó có thể chịu được sức mạnh của sự rung chuyển, điều này dẫn đến lượng máu trong cơ thể dễ bị mất cân bằng. Hậu quả có thể dẫn đến thiếu máu cục bộ.



3. Gây tắc nghẽn mô não tạm thời



webtretho



Ảnh minh họa: nakita.grid.id



Đối với trẻ sơ sinh, bộ não chưa phát triển hoàn thiện. Nếu các mẹ dùng cách bế lắc đong đưa ru con ngủ, mô não của trẻ có thể bị ảnh hưởng khiến các dây thần kinh bị tổn thương. Hậu quả là dẫn đến sự tắc nghẽn mô não tạm thời, gây tổn thương não bộ nghiêm trọng, nhất là khi nhiều mẹ lắc nhẹ thấy con bắt đầu liu riu nhắm mắt lại tưởng con thích nên tăng tốc đô với hy vọng hiệu quả quả ru ngủ cũng nhanh chóng hơn.



Cách giúp trẻ ngủ ngon và sâu giấc hơn



1. Tạo thói quen ngủ sớm và đúng giờ



Nếu được rèn thói quen đi ngủ sớm lúc 8 giờ tối và thức dậy lúc 7 hoặc 8 giờ sáng, các mẹ không phải quá khó khăn khi dỗ bé ngủ. Bởi vì chỉ cần đến đúng giờ, trẻ tự khắc có cảm giác muốn ngủ và giấc ngủ của bé cũng ngon hơn.



2. Tắm cho trẻ trước khi đi ngủ



webtretho



Ảnh minh họa: flickr



Thay vì cách bế lắc lư tiềm ẩn nhiều tác động tiêu cực đến bé, mẹ hãy tắm cho bé trước khi đi ngủ. Bằng cách này, trẻ sẽ cảm thấy thoải mái hơn, khi lên giường cũng sẽ dễ buồn ngủ hơn. Thêm nữa, nước ấm có thể giúp mạch máu lưu thông tốt hơn để bé có thể dễ dàng đi vào giấc ngủ, ngủ sâu giấc hơn.



3. Tạo môi trường ngủ thoải mái cho trẻ



Để trẻ dễ ngủ và ngủ sâu giấc hơn, cha mẹ nên tạo cho trẻ môi trường thoải mái, chẳng hạn tắt đèn và thay thế bằng đèn ngủ. Thay vì ánh sáng đèn điện quang, ánh sáng mờ có lợi hơn cho giấc ngủ của bé.



Ngoài ra, mẹ cần duy trì môi trường yên tĩnh trong khi trẻ ngủ. Không có tiếng ồn, trạng thái hưng phấn của bé sẽ giảm dần, từ đó bé sẽ dần dần chìm vào giấc ngủ.



Trên đây là những tác hại của thói quen bê lắc đong đưa. Hi vọng cha mẹ hãy tỉnh táo, chăm con thật khoa học. Đừng để đằng sau giấc ngủ của trẻ là mối họa khôn lường.



Nguồn: Sohu