3 lợi ích của quả lê cho trẻ trong mùa trở gió, ngăn ngừa bệnh tật, chữa ho cảm sau 1 đêm
Lê giàu các chất dinh dưỡng, đặc biệt là vitamin C, đây được xem là thực phẩm lành mạnh cho trẻ sơ sinh. Phương pháp chữa ho cảm cho trẻ sơ sinh bằng quả lê được các mẹ ưa thích vì an toàn và hiệu quả.
Mùa trở gió, 10 trẻ thì hết 9 trẻ là bị ho cảm. Như con bé nhà em nè, bé sinh non sức đề kháng yếu lắm nên rất dễ bệnh. Mấy nay cứ khẹt khẹt, sổ mũi rồi ho miết. Bé bị cũng cả tuần này rồi nhưng không khỏi. Hôm trước được bà bạn mách cho cách chưa ho bằng quả lê thấy hiệu quả hết sức các mẹ. Em có tìm hiểu là quả lê lành mạnh, tốt cho trẻ nhỏ nên mới dám thử bài thuốc dân gian này đó chứ. Nhà nào có con nhỏ thì có ít lê trong nhà đúng là rất hữu ích luôn nha.
Nhiều mẹ thường thắc mắc quả lê có thật sự tốt cho trẻ sơ sinh hay không. Sẵn đây, em xin chia sẻ với các mẹ về tác dụng của quả lê luôn nè. Lê là một trong những loại trái cây ngon và dễ ăn. Không chỉ giàu dinh dưỡng tốt cho sức khỏe, quả lê còn có nhiều lợi ích cho trẻ sơ sinh.
Theo báo cáo từ Parenting Firstcry, trẻ sơ sinh có thể ăn lê như một thực phẩm ăn dặm. Do lê có nhiều chất dinh dưỡng tốt cho sự phát triển của trẻ, đồng thời lê cũng rất dễ tiêu hóa.
Thời điểm lý tưởng để các mẹ cho bé ăn lê là khi bé được 6 tháng tuổi. Nếu bé bị dị ứng với trái cây, mẹ có thể đợi đến khi con được 8 tháng tuổi.
Một quả lê khoảng 178 gram cung cấp:
- 101 calo
- 1 gram protein
- Vitamin C 12% nhu cầu hàng ngày
- Vitamin K 10% nhu cầu hàng ngày
- Kali 6% nhu cầu hàng ngày
- Carbohydrate 27 gram
- 17 gram đường.
1. Lợi ích của lê
Theo y học cổ truyền, lê có vị ngọt, tính mát, có tác dụng giải độc, thanh nhiệt rất tốt. Để chữa các bệnh về hô hấp, nếu các mẹ dùng bài thuốc từ quả lê thì rất an toàn lại hiệu quả nhanh. Dưới đây là 3 tác dụng của quả lê đối với sức khỏe của trẻ nhỏ.
Ngăn ngừa bệnh
Vỏ lê có chứa polyphenol, axit phenolic và flavonoid, rất hữu ích để ngăn ngừa nhiễm trùng và ung thư. Theo nghiên cứu được thực hiện bởi Viện Ung thư Quốc gia, chất chống oxy hóa Glutathione có trong quả lê có thể ngăn ngừa đột quỵ, ung thư và huyết áp cao ở trẻ sơ sinh và người lớn.
Ngoài ra, axit caffeic và axit chlorogen có trong quả lê cũng có tác dụng kích thích hệ thống miễn dịch và bảo vệ trẻ khỏi bệnh tật.
Dễ tiêu hóa
Pearcoat thực sự an toàn cho bé, vì rất dễ tiêu hóa. Nếu trẻ bị khó tiêu, chẳng hạn như táo bón, các mẹ có thể khắc phục bằng cách cho bé ăn một quả lê.
Ngăn trào ngược dạ dày
Lê còn được biết đến là thực phẩm giúp ngăn trào ngược dạ dày ở trẻ sơ sinh. Tác dụng này là do lê có nồng độ axit rất thấp so với các loại trái cây khác.
2. Một số cách chế biến lê cho trẻ sơ sinh
- Nghiền nhuyễn lê cho bé ăn dặm
- Làm sinh tố bột yến mạch
- Hấp và nghiền nát
- Ăn như một loại trái cây: Rửa sạch, cắt lê thành các miếng nhỏ tùy theo độ tuổi của bé.
3. Bài thuốc dân gian từ quả lê chữa ho cảm cho trẻ nhỏ
Lê hấp gừng, mật ong (đường phèn)
Nguyên liệu:
- Lê: 1 quả
- Gừng: 1 nhánh nhỏ
- Mật ong: 5 thìa café
- Đường phèn: 2 muống cà phê.
- Muối hột: 1/2 muỗng cà phê.
Cách làm:
Bước 1:
- Rửa sạch quả lê, bỏ phần cuống lê nếu vẫn còn trên quả.
- Gừng bỏ vỏ, cắt hoặc bào thành lát nhỏ
Bước 2:
Ảnh: drkarenslee
- Cắt bỏ một phần đáy lê để lê có thể nằm gọn trong bát.
- Cắt một phần trên của quả lê để làm nắp.
- Khoét một lỗ rỗng ở giữa quả lê
- Cho gừng vào
Bước 3:
Ảnh: drkarenslee
- Đổ mật ong lên trên các lát gừng
- Đậy nắp lại
- Lắp lỗ ở trên nắp bằng một lát gừng.
Bước 4:
Ảnh: drkarenslee
- Cho bát vào trong nồi hấp.
- Đối với quả lê lớn, các mẹ hấp khoảng 20 phút ở nhiệt độ cao.
- Kiểm tra để đảm bảo nước trong nồi vẫn còn.
- Khi thấy lê bị nứt phần vỏ như hình trên, các mẹ tắt bếp.
- Sau đó nhẹ nhàng lột bỏ phần vỏ lê.
Cách dùng:
- Đối với bé lớn có thể ăn cả quả lê và uống nước ép bên trong
- Đối với trẻ nhỏ, mẹ chỉ nên lọc phần nước ép lê cho bé uống.
Ngoài cách hấp lê trên, các mẹ có thể hấp bằng cách dưới đây:
- Lê gọt sạch vỏ, bỏ hạt, cắt thành từng miếng nhỏ
- Gừng gọt vỏ, bào (cắt) thành sợi.-Cho lê, gừng, mật ong, muối và đường vào bát rồi trộn đều.
- Đem bát trên cho vàonồi hấp cách thủy.
- Đun lửa nhỏ trong vòng 30 phút.
Cách dùng:
- Trẻ 1 đến 3 tuổi: mỗi lần uống 5ml, uống 3 lần/ ngày
- Trẻ từ 3 tuổi đến 10 tuổi: Mỗi lần uống 10ml, uống 2 - 3 lần/ ngày
Lưu ý: Trẻ nhỏ chỉ nên lọc lấy phần nước để uống theo liều lượng trên. Các bé lớn có thể ăn cả phần xác lê.
Lê hấp kỷ tử, đường phèn
Nguyên liệu:
- Lê: 1 quả
- Táo đỏ: 3 quả
- Kỷ tử (quảGoji): 15 quả
- Đường phèn (mật ong)
Cách làm:
Ảnh: redhousespice
Bước 1: Cắt bỏ phần trên cùng để làm nắp (khoảng 1/5 đến 1/4 tổng chiều cao quả lê), không cần bỏ phần cuống.
Bước 2: Dùng muỗng cà phê khoét phần ruột.
Bước 3: Cho đường phèn và một nửa kỷ tử vào để lắp để phần ruột lê.
Bước 4: Đậy nắp (có thể dùng tăm để cố định 2 phần).
Bước 5: Đặt quả lê vào bát nhỏ. Rắc các quả kỷ tử còn lại xung quanh quả lê. Bước 6: Hấp cách thủy bằng lửa vừa trong khoảng 40 phút
Lưu ý: Đối với trẻ nhỏ nên thay đường phèn bằng mật ong