3 giải pháp để sữa mẹ không bị tanh, con bú no nê, tăng cân chóng lớn
Sữa mẹ hôi tanh làm ảnh hưởng đến chất lượng sữa, khiến bé bỏ bú, sụt cân. Gợi ý cách làm sữa mẹ không bị tanh dưới đây sẽ giúp các bà mẹ giải quyết tình trạng đau đầu này.
Ảnh minh họa: wikihow
Một trong những vấn đề các mẹ hay than phiền trong quá trình nuôi con bằng sữa mẹ là tình trạng sữa mẹ có mùi hôi tanh khó chịu. Thay vì là dòng sữa đặc sánh, có mùi thơm thì sữa mẹ lại có màu trắng đục và có mùi tanh tanh. Dấu hiệu này cho thấy chất lượng sữa mẹ bị giảm, có thể khiến bé bỏ bú, dẫn đến tình trạng thiếu chất, nhẹ cân. Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng này. Hiểu được nó, các mẹ sẽ biết cách làm sữa mẹ không bị tanh để con bú no thỏa, tăng cân chóng lớn.
Tùy vào mỗi người mẹ mà tình trạng số lượng và chất lượng cũng sẽ khác. Đối với trường hợp sữa mẹ có mùi hôi tanh có thể là do những nguyên nhân sau đây.
Thứ nhất: Chế độ ăn uống có thực phẩm làm sữa mẹ hôi tanh
Những thực phẩm mẹ sau sinh ăn hàng ngày không chỉ ảnh hưởng đến lượng mà còn ảnh hưởng đến hương vị sữa mẹ. Một số thực phẩm có mùi hăng, cay, chua được khuyến cáo không nên có mặt trong thực đơn của bà đẻ như: tỏi,bạc hà, gia vị cay, rau mùi tây, cà phê.
Giải pháp:Chú ý chế độ ăn uống của người mẹ
Nếu lý do nằm ở đây, các mẹ có thể dễ dàng hơn để xử lý tình trạng sữa mẹ hôi tanh. Cách đơn giản nhất là không nên ăn những thực phẩm gây hôi tanh sữa mẹ đã kể trên đây. Ngoài ra, để sữa mẹ về nhiều, đặc sánh, thơm béo, các mẹ có thể bổ sung vào thực đơn những thực phẩm như cá hồi, cà rốt, rau thì là, đu đủ, rau đay, hạt bí, nước gạo lứt, sữa bí ngô, nước lá đinh lăng
Thứ hai: Sữa mẹ đông lạnh
Ở nhiệt độ thấp, lượng lipase có trong sữa mẹ có xu hướng gia tăng. Lượng lipase tăng sẽ làm sữa mẹ có mùi hôi tanh khó chịu. Nó hoàn toàn không ảnh hưởng đến chất lượng sữa hoặc gây hại cho em bé. Tuy nhiên, trong trường hợp sữa mẹ bị hôi tanh do không bảo quản đúng cách dẫn đến nhiễm khuẩn thì phải vứt bỏ để tránh gây hại cho sức khỏe bé sơ sinh.
Giải pháp: Không trữ sữa mẹ quá lâu, hâm nóng trước khi cho bé bú
- Để sữa mẹ không mất chất, không hôi tanh, các mẹ không nên trữ quá lâu trong tủ đông hoặc tủ lạnh.
- Trước khi cho bé bú, các mẹ nên hâm nóng ở nhiệt độ 80 độ C, để nguội hẳn rồi cho bé bú.
Thứ ba: Vệ sinh bầu ngực không sạch
Ngoài chế độ ăn uống, bà bầu còn phải chú ý đến vấn đề vệ sinh bầu ngực. Đây cũng là một trong các nguyên nhân khiến sữa mẹ hôi tanh. Khi bầu ngực không được vệ sinh sạch sẽ, nấm mốc có thể xuất hiện. Sữa mẹ bị nhiễm khuẩn có thể có mùi hôi. Khi đó không những khiến bé khó bú mà còn gây hại cho sức khỏe.
Giải pháp: Vệ sinh bầu ngực đúng cách
Trước và sau mỗi lần cho con bú, các mẹ nhớ vệ sinh bầu vú cẩn thận, nhất là phần núm vú.
- Rửa sạch tay trước khi chạm vào vú.
- Thay tấm lót sữa thường xuyên để núm vú được khô ráo.
- Sau mỗi cữ bú, mẹ nhớ kiểm tra núm vú, nếu phát hiện cóvết nứt hay trầy xước, cần được xử lý sớm để tránh nhiễm khuẩn.
- Đợi núm vú kho rồi mới mặc áo ngực
- Vệ sinh bầu vú bằng nước sạch
- Không bôi trực tiếp xà phòng hay sữa tắm lên núm vú, các hóa chất này có thể làm mất các chất nhầy tự nhiên của da, khiến núm vú bị khô và nứt nẻ.
- Không chà xát mạnh vùng núm vú khi tắm rửa.
Từ những nguyên nhân làm sữa mẹ hôi tanh, các mẹ có thể dễ dàng tìm được cách "biến" sữa mẹ trở về với đúng hương vị thơm, ngon để con bú no nê, lên cân ào ào. Chúc các mẹ thành công nhé!