3 cách xử lý trẻ sơ sinh ra mồ hôi trộm ở đầu để bé ngủ xuyên đêm
Trẻ sơ sinh ra mồ hôi trộm ở đầu là tình trạng rất thường gặp. Nhiều bố mẹ lo lắng không biết khi nào thì nguy hiểm và cách xử lý.
Ảnh minh họa: Youtube
Sơ sinh là giai đoạn khiến bố mẹ vất vả nhiều nhất bởi có rất nhiều vấn đề xảy đến với bé. Một trong số đó là tình trạng trẻ sơ sinh ra mồ hôi trộm ở đầu. Nhiều mẹ lo lắng khi thấy bé ra mồ hôi trộmngay cả khi trong nhiệt độ phòng bình thường hoặc nằm trong phòng điều hòa. Các chuyên gia đã có những giải đáp cụ thể giúp các mẹ an tâm hơn trong quá trình chăm con sơ sinh.
1. Tại sao trẻ sơ sinh ra nhiều mồ hôi trộm ở đầu?
Ra mồ hôi trộm là tình trạng thường gặp trong quá trình phát triển của trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Thông thường, tình trạng này sẽ biến mất khi trẻ được 4 tuổi.
Các mẹ sẽ thấy các bé sơ sinh ra mồ hôi trộm ở đầu nhiều nhất là khi ngủ, dưới đây là những lý do.
- Hệ thần kinh của bé phát triển chưa đầy đủ
Hệ thống thần kinh có tác dụng giúp bé điều chỉnh nhiệt độ cơ thể. Tuy nhiên, ở các bé sơ sinh thì hệ thống này vẫn chưa hoàn toàn phát triển đầy đủ, vì vậy trẻ sơ sinh không thể kiểm soát nhiệt độ cơ thể tốt như người lớn. Ngoài ra, trẻ sơ sinh đổ mồ hôi trộm ban đêm có thể vì cơ thể bé ra nhiều mồ hôi hơn so với các bé khác.
- Bé đang ngủ sâu
Ảnh minh họa: th.theasianparent
Trẻ sơ sinh ra mồ hôi trộm ở đầu cũng là một tín hiệu tốt cho thấy bé đang ngủ sâu. Bởi vì khi ngủ sâu, trẻ sơ sinh đổ mồ hôi trộm nhiều hơn. Lượng thời gian ngủ của bé sơ sinh chiếm khoảng 16-18 giờ mỗi ngày, thường được chia thành 3-4 giờ ngủ ngắn. Mỗi giấc ngủ đều có chu kỳ, bắt đầu từ buồn ngủ, chuyển động mắt nhanh rồi đến đi ngủ. Giấc ngủ cũng được chia thành 3 giai đoạn là giấc ngủ nhẹ, giấc ngủ sâu và giấc ngủ rất sâu. Giấc ngủ sâu và giấc ngủ rất sâu khiến trẻ ra nhiều mồ hôi cho đếnkhi thức giấc. Trẻ sơ sinh sẽ có giai đoạn ngủ sâu hơn người lớn, do đó các bé cũng ra nhiều mồ hôi hơn khi ngủ.
- Có nhiều tuyến mồ hôi trên đầu
Khi cảm thấy nóng, mồ hôi sẽ bắt đầu chảy ra nhiều để làm mát cơ thể. Đặc biệt là vùng đầu có nhiều tuyến mồ hôi nên mẹ sẽ thấy bé hay ra mồ hôi trộm ở đầu. Trong khi bé sơ sinh thì vẫn chưa thể quay đầu nên làm tăng thêm nhiệt ở đầu dẫn đến ra nhiều mồ hôi trộm trên đầu.
2. Khi trẻ ra mồ hôi trộm, mẹ nên làm gì?
Một vài mẹo nhỏ dưới đây sẽ giúp bé giảm tình trạng ra mồ hôi trộm khi ngủ.
- Điều chỉnh nhiệt độ trong phòng ở mức phù hợp
Đối với phòng ngủ của bé, các mẹ nên điều chỉnh nhiệt độ đến mức phù hợp, không quá nóng hay quá lạnh. Nhiệt độ thích hợp khoảng 25-27 độ C.Nếu nhiệt độ phòng đã điều chỉnh phù hợp thì không nên mặc cho bé quá nhiều lớp quần áo hoặc đắp chăn quá dày. Bởi vì nó dễ khiến bé bị ốm.
- Cẩn thận không làm trẻ bị mất nước
Ảnh minh họa: th.theasianparent
Các mẹ nên cho bé bú trước khi đi ngủ,nếu bé lớn hơn 6 tháng, mẹ có thể cho bé uống nước trước khi đi ngủ để bù lại lượng mồ hôi sẽ mất.
- Chọn quần áo thoải mái
Vào ban đêm, nếu thời tiết nóng, trẻ em nên mặc đồ ngủ nhẹ nhàng, thoải mái, thoáng khí, không gây kích ứng. Nếu thời tiết lạnh, các mẹ nên mặc quần áo ấm cho bé nhưng đừng mặc quá nhiều lớp hoặc đắp chăn quá dày bởi vì nó sẽ khiến bé ra nhiều mồ hôi hơn và cơ thể sẽ không được làm mát kịp thời. Thêm nữa, đắp chăn quá dày có thể khiến bé khó thở.
Tóm lại, trẻ sơ sinh ra mồ hôi trộm ở đầu khi ngủ là tình trạng rất bình thường, các mẹ không phải quá lo lắng. Tuy nhiên, nếu quan sát thấy bé đổ mồ hôi trộm có đi kèm các triệu chứng khác nhưnghiến răng, bồn chồn, ngáy hoặc nếu trước đó bé có bị chấn thương đầu, các mẹ nên nhanh chóng đưa bé đến bác sĩ để được chẩn đoán chính xác.